Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục không bắt buộc mọi chủ sở hữu phải thực hiện, tuy nhiên khi thực hiện thủ tục này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu. Do đó trong bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin cung cấp tới bạn đọc các thông tin có liên quan về vấn đề tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nhãn hiệu là gì?
– Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Một là, đối với doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp nhãn hiệu từ các chủ thể khác. Từ đó có thể đảm bảo được uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường. Bảo hộ nhãn hiệu tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hóa một cách hữu hiệu trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm liên tục phát triển kinh tế.
Hai là, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa mình cần, giúp cho người tiêu dùng sử dụng hiệu quả hơn đồng tiền của mình.
Ba là, việc bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư thì điều quan tâm của họ là đối tượng Sở hữu công nghiệp mà họ đầu tư vào có được pháp luật tại nước mà họ đầu tư bảo hộ hay không. Nếu một nước mà việc bảo hộ nhãn hiệu không tốt, nhà đầu tư sẽ đối mặt với thực trạng nhãn hiệu của mình sẽ bị sao chép, bắt chước, làm giả và dẫn tới nguy cơ đầu tư thất bại do không tìm được chỗ đứng cho nhãn hiệu của mình.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh