Tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng khi khó khăn về kinh tế

by Nguyễn Thị Giang

Tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn: trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng…Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam  xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng khi khó khăn về kinh tế như sau:

Tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng khi khó khăn về kinh tế

Tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng khi khó khăn về kinh tế

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân gia đình 2014

Có thể thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng nuôi con không?

Tương tự như quy trình xác định mức cấp dưỡng, việc điều chỉnh mức cấp dưỡng cần được cha, mẹ đưa ra thảo luận và thống nhất trước tiên. Nếu cả hai không thể thỏa thuận được với nhau thì một trong hai người có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết điều chỉnh mức cấp dưỡng.

Làm sao tòa án quyết định rằng một bên có yêu cầu hợp lý như đã nêu ở trên? Người yêu cầu nên cân nhắc về:

  • Các chi phí tối thiểu phục vụ sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các nhu cầu khác của đứa trẻ đã tăng lên;
  • Khả năng tài chính của người cha hoặc mẹ đang nuôi con không đủ để trang trải các chi phí này; và/ hoặc
  • Thu nhập của người cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đã tăng lên đáng kể.

Lưu ý rằng, Tòa án yêu cầu chứng cứ cho yêu cầu nêu trên. Những chứng cứ này phải minh bạch, hợp lý và hợp pháp để có tăng khả năng có được sự chấp thuận của Tòa án. Nếu yêu cầu của người yêu cầu được chấp thuận, Tòa án sẽ ra quyết định điều chỉnh mức cấp dưỡng cho con.

Trên thực tế, không dễ để đạt được thỏa thuận về việc tăng mức cấp dưỡng cho con nếu không có sự thiện chí của cả hai bên. Hơn nữa, yêu cầu tăng mức cấp dưỡng cho con không thể thuyết phục được Tòa án nếu thiếu sự chuẩn bị. Ngay cả khi Tòa án đã chấp thuận yêu cầu này, việc thi hành quyết định đã có hiệu lực cũng không được nghiêm túc thực hiện.

Về phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn 

 Theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng

 Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

 Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Có được tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không?

Tại quy định Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình về phương thức cấp dưỡng thì:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy phương thức cấp dưỡng tùy thuộc vào các bên thỏa thuận. Đối với trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế và không có khả năng cấp dưỡng thì có thể thỏa thuận với bên được cấp dưỡng tạm ngừng cấp dưỡng, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.

 Trong trường hợp của bạn, nếu bạn đang phải điều trị bệnh theo tháng, không có công việc ổn định và không có khả năng cấp dưỡng cho con thì bạn có thể thỏa thuận với người vợ về việc tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng. Bạn nên trình bày rõ ràng cụ thể cho vợ bạn hiểu và thông cảm cho bạn về việc này. Còn nếu không thỏa thuận được, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một điều, muốn yêu cầu Tòa án tuyên tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn cần phải chứng minh được tình trạng khó khăn về kinh tế và không có khả năng cấp dưỡng được trong khoảng thời gian đang điều trị bệnh này. Việc chứng minh có thể qua các chứng từ khám, chữa bệnh, điều trị tại bệnh viện, chi phí thuốc chữa bệnh hàng tháng và khả năng kinh tế khó khăn. Và việc tạm ngừng cấp dưỡng này sẽ chấm dứt khi bạn có điều kiện kinh tế trở lại, tức là lúc đó bạn sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của bạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Có thể thỏa thuận tăng mức cấp dưỡng nuôi con không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488