hiện nay, tại nước ta tình trạng nam và nữ kết hôn trước tuổi do pháp luật quy định vẫn diễn ra thường xuyên và ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, miền núi, đây là những nơi mà trình độ dân trí cũng như cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng tảo hôn diễn ra đã thể hiện sự lỗi thời và kìm hãm đến sự phát triển của kinh tế cũng như xã hội của đất nước. Để trả lời được vấn đề Tảo hôn là gì? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Tảo hôn là gì?
Trường hợp hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật, cụ thể, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi thì được gọi là tảo hôn. Nói cách khác tảo hôn là hành vi lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật. Trên thực tế, được chia thành 2 trường hợp tảo hôn đó là đã đăng ký kết hôn và chưa đăng ký kết hôn.
Định nghĩa tảo hôn là gì cũng đã được quy định cụ thể, khá rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ thế nó còn trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi.
Nguyên nhân tảo hôn
- Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
- Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.
- Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
- Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
- Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.
- Và một số nguyên nhân khác v.v …
Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm tảo hôn là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp những hậu quả pháp lý của hành vì này đã được quy định rất rõ ràng tại khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Các hình thức xử lý pháp luật gồm có như sau:
Hủy kết hôn trái pháp luật
Với trường hợp đã đăng ký kết hôn thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật công nhận và có thể bị hủy khi có yêu cầu của những người có thẩm quyền. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý. Theo đó, việc kết hôn sẽ bị hủy khi một trong 2 bên không đủ tuổi hoặc không công nhận quan hệ hôn nhân đó tại thời điểm Tòa án xem xét yêu cầu hủy hôn.
Khi hành vi kết hôn trái pháp luật do hành vi tảo hôn bị hủy sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý sau:
- Hai bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Xử lý vi phạm hành chính
Tại Điều 47, Nghị định 110/2013/NĐ-CP của chính phủ về hành vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau: “Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
Như vậy, có thể xử phạt hành chính khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã ra quyết định buộc chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi nhưng vẫn cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật. Ngoài ra, còn xử phạt hành chính với hành vi tổ chức tảo hôn (tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi lết hôn).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp xử lý hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức hành vi lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó, mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Ảnh hưởng đối với bản thân và gia đình
– Về sức khỏe: Bản thân những bà mẹ trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện. Việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con. Đặc biệt, trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác.
– Về tinh thần: Tảo hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý của trẻ em do chưa đủ độ tuổi trưởng thành. Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi…
Ai có quyền hủy kết hôn trái pháp luật
Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quá lớn đối với gia định và xã hội. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý.
Sau khi hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn, hậu quả pháp lý như sau:
Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tảo hôn là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: