Tất tần tật các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

by Nguyễn Thị Giang

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là đối với xã hội phát triển như hiện nay, vấn đề này lại càng cần được chú trọng hơn. Vì vậy, trong ngành ẩm thực đã có một số tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.Để mọi người có thể hiểu rõ hơn Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp Tất tần tật các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Tất tần tật các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Tất tần tật các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở pháp lý

  •  Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là những phương pháp, cách thức và các công việc có liên quan đến vấn đề đảm bảo thực phẩm luôn an toàn và được vệ sinh sạch sẽ. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dùng khi sử dụng các loại thực phẩm.

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Trước vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp mang đến cho người dùng một sức khỏe tốt mà còn nâng cao chất lượng sống.

Vì sao cần phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Việc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định nhằm:

Đảm bảo an toàn sức khỏe của người dùng: Việc đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm có mục đích lớn nhất chính là đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người dùng. Bởi sức khỏe của con người điều quan trọng nhất, nên cần được ưu tiên bảo vệ. Những thực phẩm được cung cấp vào cơ thể hằng ngày cần được đảm bảo kỹ lưỡng về vấn đề vệ sinh. Điều này nhằm tránh xảy ra tình trạng bị ngộ độc, dị ứng và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những rủi ro lớn hơn khi ăn uống.

Đây là tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành thực phẩm: Các doanh nghiệp cần đảm bảo mọi loại thực phẩm, phụ gia, bao bì và dây chuyền sản xuất thực phẩm phải có đủ tiêu chuẩn đúng theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các quy chuẩn này nhằm đảm bảo mang đến những thực phẩm chất lượng nhất đến tay của người dùng.

Tất tần tật các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 và một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan, 10 tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm chúng tôi tổng hợp được bao gồm:

  • Địa điểm, môi trường: địa điểm kinh doanh phải cách biệt các nguồn ô nhiễm; nơi bày bán thực phẩm đảm bảo sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • Nguồn nước và nước đá: có đủ nước sạch để rửa nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay và chế biến thức ăn, đồ uống; sử dụng nước đá sạch để pha chế đồ uống.
  • Trang bị, dụng cụ: có đủ trang bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn đảm bảo vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn hợp vệ sinh trong quá trình vận chuyển, kinh doanh; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống cách mặt đất ít nhất 60 cm.
  • Bảo quản thức ăn ngay, đồ uống: thức ăn, đồ uống sẵn được để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng, côn trùng xâm nhập.
  • Trang phục người bán hàng: mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với đồ uống, thức ăn ngay.
  • Nguyên liệu chế biến: nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói, chế biến sẵn phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm ATTP theo quy định.
  • Trang bị đầy đủ thùng rác có nắp đậy: sử dụng thùng chứa rác có nắp đậy, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày.
  • Dụng cụ chứa đựng nước thải: trang bị đầy đủ thùng đựng nước thải có nắp đậy và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
  • Người kinh doanh thức ăn đường phố: cần được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP theo quy định.
  • Người trực tiếp chế biến, phục vụ thức ăn đường phố: phải được khám sức khỏe và có Giấy xác nhận đủ sức khỏe do các cơ quan y tế từ cấp huyện và tương đương trở lên thực hiện.

Lợi ích của các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Các tiêu chuẩn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Giúp cải thiện và nâng cao niềm tin cho khách hàng đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xác định được những vấn đề tiềm ẩn về an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn.
  • Việc thường xuyên theo dõi và nghiên cứu sẽ giúp mức độ an toàn thực phẩm liên tục được cải tiến.
  • Giảm thiểu tần suất về việc kiểm định từ các tổ chức khác hoặc khách hàng.
  • Cắt giảm các rào cản thương mại, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng gia nhập vào nhiều khi trường khác.
  • Cải thiện các tiêu chuẩn về kiểm soát và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của lực lượng lao động.
  • Mang đến cho các doanh nghiệp những quy định chính xác nhất về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Đối với những trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về an toàn thực phẩm, những tiêu chuẩn này có thể giúp doanh nghiệp xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quán cafe có cần giấy an toàn thực phẩm không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488