Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó các thành viên với số lượng hạn chế chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Thanh toán nợ, chia lợi nhuận sau khi giải thể công ty nước ngoài qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Thủ tục giải thể công ty có vốn 100% nước ngoài
Giải thể công ty có vốn 100% nước ngoài được thực hiện theo các bước như sau:
Chấm dứt dự án đầu tư
Nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
Tiến hành thủ tục đóng mã số thuế
Tùy thuộc vào thực tế hồ sơ kế toán của doanh nghiệp mà thời gian tiến hành thủ tục đóng của mã số thuế của doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Tiến hành giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Việc thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty (nếu là công ty TNHH một thành viên); của Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần); của hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên); của các thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh). Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Tổ chức thanh lý tài sản
Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Gửi quyết định giải thể đến cơ quan, tổ chức liên quan
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
Thanh toán các khoản nợ
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản
Bên cạnh quyền được chia lợi nhuận và cổ tức, quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và cổ phần, quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản cũng là một quyền kinh tế quan trọng của thành viên và cổ đông khi thanh lý tài sản công ty. Quyền này được hiểu qua ba khía cạnh như sau:
Thứ nhất quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản cũng là một loại quyền theo tỷ lệ.
Thứ hai về phạm vi của quyền, tại điểm d khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: “Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản”. Bên cạnh đó, điểm g khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về quyền của cổ đông công ty cổ phần: “ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty”. Tuy nhiên quy định của Luật doanh nghiệp 2020 không rõ ràng về trình tự thanh toán đó là quyền được ưu tiên thanh toán của các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi như cổ phần ưu đãi cổ tức hoặc cổ phần hoàn lại. Các loại cổ phần ưu đãi này có thể được ưu tiên thanh toán hơn so với cổ phần phổ thông.
Thứ ba, quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản là một loại quyền tài sản. Luật doanh nghiệp 2020 cũng không cho phép cụ thể việc chuyển nhượng quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản.
Thanh toán nợ, chia lợi nhuận sau khi giải thể công ty nước ngoài
Thứ nhất, về quyền của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên theo tỷ lệ, căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022, có quy định về quyền của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 135 của Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về quyền của cổ đông công ty cổ phần: “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:…”. Như vậy thì về nguyên tắc thành viên hay cổ đông sẽ được chia lợi nhuận hoặc cổ tức tương ứng với tỷ lệ sở hữu phần vốn góp/cổ phần sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và thuế. Có một chút khác biệt đối với Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Thứ hai, về phạm vi của quyền, điểm g khoản 2 Điều 55 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng thành viên: “Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;”. Tại điểm b khoản 2 Điều 138 Luật doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông: “Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;”. Căn cứ vào hai điều luật trên thì việc chia lợi nhuận và cổ tức sẽ được tiến hành theo quyết định của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông. Trong các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có vẻ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phép chia lợi nhuận cho thành viên bằng tiền mặt, tuy nhiên không được phép chia lợi nhuận cho thành viên bằng tài sản không phải là tiền mặt. Ngược lại, đối với công ty cổ phần thì tại khoản 3 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật”. Như vậy dù không có cơ sở pháp lý rõ ràng được quy định trong pháp luật nhưng trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên muốn chia lợi nhuận cho thành viên bằng tài sản không phải là tiền mặt thì các loại tài sản này phải được ghi nhận trong điều lệ công ty.
Thứ ba, về quyền tài sản. Quyền tài sản có thể được hiểu là quyền được chia lợi nhuận hoặc cổ tức. Giống với Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp 2020 không cho phép cụ thể việc chuyển nhượng quyền được chia lợi nhuận hoặc cổ tức.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thanh toán nợ, chia lợi nhuận sau khi giải thể công ty nước ngoài. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: