Thực tế hiện nay cho thấy, hợp đồng là một khái niệm rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên như đã thỏa thuận, thống nhất các bên sẽ tiến hành ghi nhận nội dung đó trong hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng lao động được sử dụng như thế nào và trường hợp nào được coi là chấm dứt đúng quy định pháp luật? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung tư vấn liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động và mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động để quý bạn đọc tham khảo.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Các văn bản pháp luật khác
Doanh nghiệp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Các trường hợp doanh nghiệp (hay người sử dụng lao động) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được liệt kê trong Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019 như sau:
a) Mức độ hoàn thành công việc của người lao động thường xuyên không đạt theo các tiêu chí đánh giá trong quy chế doanh nghiệp. Lưu ý rằng, trước khi áp dụng quy chế đánh giá này, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị bệnh hoặc tai nạn đã điều trị nhưng sức lao động chưa hồi phục trong các trường hợp sau:
– Thời gian điều trị 12 tháng liên tục đối với hợp đồng lao động không thời hạn;
– Thời gian điều trị 06 tháng liên tục đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
– Quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, khi sức khỏe của người lao động hồi phục thì doanh nghiệp nên xem xét về việc tiếp tục giao kết quan hệ lao động.
c) Doanh nghiệp đã tìm mọi phương án khắc phục cho các sự cố bất khảng kháng như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,… nhưng vẫn phải cắt giảm lao động.
d) Người lao động tự ý vắng mặt tại nơi làm việc sau thời hạn theo quy định tại Điều 31 Bộ luật này;
đ) Người lao động đến độ tuổi về hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật này, trừ khi nào hai bên có thỏa thuận khác;
e) Người lao động bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không đưa ra lý do chính đáng;
g) Các thông tin mà người lao động cung cấp khi giao kết hợp đồng lao động không trung thực theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật này.
>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Thủ tục doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động
Điều kiện về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng với người lao động
Khi muốn chấm dứt hợp đồng với người lao động thì doanh nghiệp không chỉ phải có những lý do chính đáng theo quy định trên mà còn phải đảm bảo về điều kiện thời gian báo trước, nếu không việc chấm dứt hợp đồng sẽ được xem là trái pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019, Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được thực hiện như sau:
a) 45 ngày đối với hợp đồng lao động không thời hạn;
b) 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
c) 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng
Dù cho việc chấm dứt hợp đồng lao động với lý do nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động để tránh khiếu nại, kiện tụng.
Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: