Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm máy tính là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể bảo hộ cho phần mềm của mình. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình này, Luật Đại Nam xin cung cấp các thông tin về Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính qua bài viết sau.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Bản quyền tác giả cho phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm (Software Copyright) là bản quyền cho phép một cá nhân, tổ chức được sử dụng một phần mềm bất kỳ một cách hợp pháp.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm (chương trình máy tính) là một trong các đối tượng được bảo hộ dưới hình thức “bản quyền tác giả”. Các cá nhân, tổ chức tạo ra phần mềm máy tính có thể đăng ký bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm đã làm ra.
Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Mục đích khi các tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo tại Cục bản quyền tác giả (cov.gov.vn) là để ghi nhận các thông tin về tác giả và phần mềm.
Mặc dù việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu đối với phần mềm đó.
Khi xảy ra tranh chấp, việc chứng minh ai là người tạo ra phần mềm trước rất khó khăn. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trở thành căn cứ để xác lập quyền tác giả cho bạn. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính
- Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm (mẫu quy định);
- 2 bản in code phần mềm (có giáp lai hoặc ký nháy của chủ sở hữu);
- 2 đĩa CD chứa nội dung của phần mềm;
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền không phải là tác giả;
- Văn bản đồng ý của các tác giả cùng sáng tạo phần mềm, nếu phần mềm do nhiều người cùng sáng tạo ra;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của phần mềm thuộc sở hữu chung (nếu có);
- Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của tác giả sáng tạo ra phần mềm máy tính (Tác giả, chủ sở hữu là cá nhân: Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu; Tác giả, chủ sở hữu là tổ chức: Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh)
- Tài liệu liên quan khác tùy theo từng trường hợp.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm 3 bước như sau:
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm
- Tác giả của phần mềm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký bản quyền đầy đủ như hướng dẫn ở trên.
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính
Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ sau:
- Tại Hà Nội: Nộp tại phòng Thông tin Quyền tác giả – Số 33 ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình;
- Tại TP. HCM: Nộp tại văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả – số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3;
- Tại Đà Nẵng: Nộp tại văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả – Số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu.
➤ Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, trong vòng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho phần mềm đối với hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Thời hạn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả /quyền liên quan:
- Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh