Theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số mục tiêu cụ thể đã được đặt ra gồm: Đến năm 2020 có trên 2.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành hơn 600 km đường Hồ Chí Minh… tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam giai đoạn (2016 – 2020) ước tính cho lĩnh vực đường bộ khoảng 651 nghìn tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.
Yếu tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Từ thực tiễn, có thể hệ thống hoá những nhóm yếu tố tác động đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam như:A
Môi trường kinh tế: Sự biến động của nền kinh tế thường thể hiện ở hai trạng thái cơ bản. Đó là trạng thái suy thoái và trạng thái hưng thịnh. Nói chung cả hai trạng thái của nền kinh tế đều có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. Khi nền kinh tế ở trạng thái suy thoái sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phần vì nền kinh tế đang suy thoái nên nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng giảm sút, mặt khác khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn vì thu nhập trong xã hội giảm sút. Ngược lại, khi nền kinh tế ở trạng thái hưng thịnh các dấu hiệu kể trên biến thiên theo chiều hướng ngược lại. Với nền kinh tế ở trạng thái hưng thịnh một phần nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ gia tăng, đồng thời khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trở nên dẽ dàng vì thu nhập của nhà nước, của khu vực phi nhà nước gia tăng, tạo tiền đề quan trọng cho việc huy động vốn.
Việc duy trì thị trường tiền tệ ổn định biểu hiện ở mức độ lạm phát và mức tăng giá của xã hội nằm trong một giới hạn cho phép thông qua các biện pháp vĩ mô bao gồm cả kinh tế, quản lý, hành chính của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển ổn định, từ đó các cơ sở sản xuất kinh doanh này có khả năng hoàn thành nghĩa vụ với NSNN, đồng thời có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sâu rộng cũng đặt ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra thách thức đối với huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Một trong những yêu cầu quan trọng phải đảm bảo cho sự lưu chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, với tốc độ nhanh, thuận lợi. Không thể đáp ứng được yêu cầu này, nếu như hệ thống giao thông đường bộ lạc hậu, manh mún, thiếu sự liên hoàn gắn kết giữa các vùng miền, giữa các nước, do đó yêu cầu phát triển hệ thống giao thông đường bộ đòi hỏi càng lớn, càng cấp bách.
Môi trường chính trị, pháp luật: Một xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, trong đó có huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Vì vậy, một môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị, pháp luật. Các nhân tố thuộc về môi trường chính trị, luật pháp bao gồm:
Mức độ ổn định về chính trị và sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp: Sự ổn định về chính trị, pháp luật tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực trong đó có hệ thống cơ sở hạ tầng. Một hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh, tính pháp lý của các công cụ huy động vốn trong nước cũng như quy chế đấu thầu, quy chế quản lý sử dụng vốn đầu tư được nâng cao, tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, môi trường đầu tư rắc rối, môi trường pháp lý thiếu minh bạch, nạn tham ô, tham nhũng, cửa quyền, nhũng nhiễu thì khó có thể huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. Để có thể tạo ra được môi trường chính trị ổn định, môi trường đầu tư trong sạch, môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, điều quan trọng là phải tiến hành triệt để công cuộc cải cách hành chính làm cho bộ máy điều hành nhà nước, chính quyền các cấp thực sự trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả, tạo ra niềm tin đối với các nhà đầu tư.
Tính chất phân quyền, phân cấp quản lý của Nhà nước cũng tác động mạnh đến việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Hiện nay, với cơ chế tăng tính tự chủ và phân cấp quản lý ngân sách cho các địa phương đã tạo điều kiện cho ngân sách trung ương tập trung đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Đồng thời, các địa phương cũng tích cực, chủ động hơn trong việc khai thác nguồn thu, bố trí vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương. Nhờ có sự phân quyền, phân cấp rõ ràng đã tăng cường được tính trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý giám sát quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều kiện tự nhiên của địa phương: Dưới góc độ của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư đối với một dự án, điều kiện tự nhiên cũng được đặc biệt quan tâm bởi vì điều kiện địa hình thuận lợi, vị trí thực hiện dự án thuận lợi sẽ giúp quá trình thực hiện dự án được thuận lợi hơn, giảm thiểu những rủi ro do vị trí địa lý, địa hình hoặc khí hậu… mang lại.
Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên cũng sẽ mang lại cho địa phương những lợi thế so sánh và những đặc trưng riêng của địa phương, những đặc trưng và lợi thế so sánh này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và kết quả của dự án khi thực hiện. Do đặc điểm của công trình giao thông mang tính cố định, đi qua nhiều địa bàn thuộc các địa phương khác nhau nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của điệu kiện tự nhiên như: Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu… Như vậy, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên. Nhận biết được những khó khăn này chính quyền địa phương nói riêng và Chính phủ cần có những chế tài và chính sách dành riêng cho các đơn vị thi công, đơn vị triển khai thực hiện dự án tại các vùng khó khăn nhằm khuyến khích các đơn vị liên quan, thực hiện dự án tốt nhất và hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đề ra. Từ đó, thực hiện được các mục tiêu đề ra về kinh tế, xã hội của địa phương.
Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương: Đây là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương. Mỗi một địa phương khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lực vốn đầu tư khác nhau.
Điều kiện kinh tế khác nhau cũng làm cho nguồn lực vốn đầu tư của các địa phương khác nhau. Với những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn vốn ngân sách dồi dào thì việc cân đối nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ càng thuận lợi. Mặt khác, với các địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh, phát triển, các doanh nghiệp và người dân có thu nhập cao nên việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng dễ dàng hơn so với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội kém phát triển. Với các tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để phù hợp với mức độ phát triển của đô thị trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, đặc điểm của đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng có sự khác biệt, ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư như: địa bàn phức tạp, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng lớn, việc thi công phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng… Tất cả các nhân tố trên đã ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn nước ngoài để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cần trải qua 2 bước, bao gồm: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
- Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
- Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
- Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 thì:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước).
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông thì phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng trước khi đi vào hoạt động.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: