Những phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

by Trần Giang

Mỗi một sản phẩm sẽ có kiểu dáng công nghiệp khác nhau bởi lẽ kiểu dáng công nghiệp là dựa trên hình dáng, đường nét, màu sắc bên ngoài để phân biệt các loại sản phẩm với nhau. Để bảo vệ cho kiểu dáng công nghiệp của mình, chủ sở hữu nên đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, có những phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Những phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;.
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Lưu ý:

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Những phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được thực hiện bằng việc nộp hồ sơ theo quy định về Cục Sở hữu trí tuệ. Có những phương thức nộp hồ sơ như sau:

Thứ nhất, Chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội hoặc nộp tại 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thứ hai, Chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện về địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nộp qua bưu điện sẽ mất thời gian vận chuyển và có nguy cơ bị thất lạc hồ sơ.

Thứ ba, Chủ sở hữu liên hệ với đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp để được hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Khi thực hiện theo phương thức này, hồ sơ đảm bảo được nộp nhanh hơn và chuẩn hơn, tăng khả năng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp.

Đối tượng nào không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp ?

Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019), các đối tượng sau đây không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp:

a)    Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

Hình dáng, kiểu dáng chỉ đơn thuần mang tính chức năng và thuận tiện cho việc sử dụng như cầm, nắm, bảo quản, sắp xếp vào kho, vào hộp…

b)    Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

c)    Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Những đối tượng này không thể hiện tính mới, tính sáng tạo nhiều vì những kiểu dáng kiến trúc, kiểu dáng mang tính chức năng hoặc đặc tính kỹ thuật của sản phẩm kỹ thuật bắt buộc phải có, thì không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về phương thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488