Thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài cần những gì? Bạn là nhà đầu tư nước ngoài hoặc là đối tác đang tìm hiểu thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài? bạn đang muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn đang băn khoăn không biết thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Theo khoản 22 điều 3 Luật đầu tư 2020 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Tuy không được định nghĩa cụ thể tại Luật đầu tư 2020; nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức được bao gồm trong định nghĩa về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :
– Một là về chủ sở hữu, phải có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài; và tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật nước ngoài. Đối với pháp nhân; tại Việt Nam việc xác định quốc tịch pháp nhân dựa trên căn cứ nơi pháp nhân đó được thành lập;
– Hai là về cấu trúc vốn, có sở hữu vốn của đầu tư nước ngoài trong doanh nghiêp.
Dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn góp có thê phân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành:
- Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ
- Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% vốn điều lệ
Ai có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Những người có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được liệt kê và quy định rõ trong luật dưới đây:
Luật doanh nghiệp hiện hành quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì trước tiên phải có dự án đầu tư. Tùy vào từng trường hợp; để thành lập dự án đầu tư thủ tục đầu tư có thể được chia thành hai thủ tục chính như sau:
Một là: Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đây không phải là một thủ tục đầu tư bắt buộc phải thực hiện khi đầu tư tại Việt Nam; và cũng không phải là thủ tục áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện thủ tục này chỉ áp dụng khi dự án đầu tư dự kiến triển khai thuộc một trong các trường hợp được phải có chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khi thuộc trường hợp xin chấp thuận chủ trương đầu tư, tùy thuộc vào việc dự án đầu tư sẽ phải xin chấp thuận của cơ quan nào; thủ tục chấp thuận về cơ bản sẽ bao gồm các bước:
Chủ đầu tư lập và nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư lên bộ phân tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư
Tùy thuộc vào việc phải xin chấp thuận chủ trương của cơ quan nào thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ
- Tiến hành lấy ý kiến các cơ quan nhà nước có liên quan về đề xuất dự án đầu tư
- Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến lập báo cáo thẩm định trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo thẩm định được cung cấp sẽ tiến hành xem xét phê duyệt/ không phê duyệt chủ trương đầu tư
Hai là: Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tại thời điểm Luật đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 2 loại giấy tờ riêng biệt. Do đó sau khi nhà đầu tư nước ngoài hoàn thiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thì nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; để có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài có đa số vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập .
Đối với những trường hợp dự án phải xin chấp thuận chủ trường đầu tư; thì việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được xem xét cùng với quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư; mà không phải nộp thêm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; và được cơ quan đăng ký đầu tư cấp sau thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ thời điểm có quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với trường hợp không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư lập và nộp hồ sơ đầu tư lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư kiểm tra tính hợp lệ; và đối chiếu các điều kiện pháp luật quy định; sau đó quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
- Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
- Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
- Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
- Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
- Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
- Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
- Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
- Khác với công ty vốn Việt Nam tự chịu trách nhiệm về việc góp vốn thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn, bị giám sát về việc góp vốn thông qua báo cáo đầu tư, thời hạn góp vốn.
- Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
- Thủ tục kê khai thuế, mức thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
- Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: