Đứng trước bờ vực khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức giải thể. Việc giải thể doanh nghiệp sẽ có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, các đối tác và đặc biệt là các chủ nợ của doanh nghiệp.Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Tiến trình giải quyết nợ xấu trước khi giải thể công ty nước ngoài qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chỉ tiến hành giải thể khi: bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Biên bản họp;
Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu như sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp (nếu có);
Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (phụ lục III-13 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
03 số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư, ngày cấp, nơi cấp. Báo đăng xong để nguyên tờ không cắt rời, không photo.
- Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Giấy xác nhận của cơ quan Thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu.
- Doanh nghiệp nộp kèm các văn bản của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; Tổng cục Hải quan và Bảo hiểm xã hội Thành phố xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm các loại.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, VPĐD.
Tiến trình giải quyết nợ xấu trước khi giải thể công ty nước ngoài
Để đảm bảo quyền lợi cho công ty, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đứng đầu, lãnh đạo công ty đối tác sinh sống, cư trú làm việc để yêu cầu bồi thường theo Điểm b, khoản 1, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Đồng thời, căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 37, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.
Thủ tục khởi kiện chủ doanh nghiệp để đòi nợ gồm:
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp gồm:
Đơn khởi kiện ( Mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh đính kèm (khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Hợp đồng và các chứng từ xác nhận công nợ;
- Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu;
- Các tài liệu liên quan khác.
- Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú
- Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tiến trình giải quyết nợ xấu trước khi giải thể công ty nước ngoài. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: