Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thế giới đều đã trở thành công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ trong kinh tế xã hội ngày nay. Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp có thể hiểu đơn giản là những xung đột bất đồng ý kiến giữa các bên trong quan hệ xã hội. Như vậy có thể nói thanh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn, xung đột, bất đồng ý kiến về quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ. quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm:

  • Về đối tượng của tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:

Đối tượng của tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu trí tuệ chứ không được xác định cụ thể và chính xác để dựa vào làm căn cứ để giải quyết vần đề tranh chấp phát sinh.

  • Tranh chấp xảy ra có tính chất phức tạp và chuyên môn sâu

Đây là một loại tranh chấp phức tạp từ những giai đoạn đầu xác định đối tượng và từ đó đặt ra những người giải quyết và tiếp nhận giải quyết cần phải có kiến thức cũng như là kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ để giải quyết một cách hiệu quả, bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên tham gia.

  • Phát sinh nhiều thông tin bí mật của doanh nghiệp
  • Liên quan chặt chẽ đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền SHTT tại Việt Nam

Những tranh chấp về quyền SHTT tại Việt Nam hầu hết sẽ được giả quyết theo thủ tục tố tụng bởi các cơ quan có thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

>> Xem thêm: Trình tự xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Tuy nhiên, nếu có yếu tố nước ngoài tồn tại trong tranh chấp quyền SHTT ví dụ như một trong các bên tranh chấp hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần có sự ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện nước ngoài,… thì vụ tranh chấp quyền SHTT sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Hay đối với các tranh chấp về SHTT mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì sẽ được xét xử luôn tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Để xác định sẽ gửi đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ ở đâu thì cần phải xác định được thẩm quyền Tòa án theo cấp nếu là tranh chấp đơn thuần bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khởi kiện cho các tòa án cấp huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc trung ương. Nếu trong vụ án tranh chấp có những yếu tố nước ngoài thì bạn sẽ gửi đơn tại toàn án cấp tỉnh.

Ngoài ra nếu các bên thỏa thuận giải quyết ở trung tâm trọng tài thương mại thì sẽ ưu tiên theo thỏa thuận.

Tiếp theo là xác định thẩm quyền theo lãnh thổ với 4 điều cụ thể như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú; làm việc, nếu bị đơn là có nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở , nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan tổ chức
  • Nếu không biết nơi cư trú; làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở cuối cùng
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú; làm việc; trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488