Khi nào người bố được quyền nuôi con là vấn đề đang được rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn quan tâm đến nếu xảy ra tranh chấp quyền nuôi con, con chưa thành niên. Vậy trường hợp nào và cần điều kiện gì thì người bố sẽ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con khi hai vợ chồng ly hôn, Trường hợp nào bố không được nhận nuôi con sau li hôn? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Khi nào người bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Theo sự thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng quyết định người bố được quyền nuôi con
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu người bố đáp ứng được các điều kiện về việc nuôi con thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người bố
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, nếu con lựa chọn sống cùng bố thì người bố có quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình
- Con dưới 36 tháng tuổi mà không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bố đáp ứng điều kiện nuôi con thì sẽ được giao quyền nuôi con
Các điều kiện để người bố giành quyền nuôi con
Điều kiện vật chất
- Có thu nhập thực tế, đủ tiềm lực tài chính đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con
- Có thu nhập ổn định
- Có chỗ ở ổn định, hợp pháp, điều kiện môi trường xung quanh tốt
- Và các điều kiện vật chất khác
- Người bố cần chứng minh, cung cấp cho Tòa án các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…
Điều kiện tinh thần
- Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con
- Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con
- Điều kiện cho con được học tập, vui chơi giải trí
- Chứng minh đối phương thường xuyên phải đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con,…
- Người bố có thể chứng minh điều kiện tinh thần của mình thông qua thời gian biểu của mình.
Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện trực tiếp nuôi con
- Chứng minh trong thời gian chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về mặt tinh thần lẫn thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển kỹ năng… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.
- Nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình,…
- Người mẹ không đủ điều kiện về vật chất để nuôi dưỡng con tốt nhất
- Từ những vấn đề đó khẳng định đối phương không đủ điều kiện được quyền nuôi con, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và nhân cách của con
- Lưu ý: việc chứng minh những điều này phải không phải là liệt kê mà phải có một bằng chứng giành quyền nuôi con cụ thể, rõ ràng, đầy sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó để xem xét, chẳng hạn như có giấy tờ giám định thương tích, có bằng chứng chứng minh là lỗi của đối phương dẫn đến ly hôn…
Thủ tục người bố giành quyền nuôi con khi ly hôn
Trường hợp vợ chồng thỏa thuận
- Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng với yêu cầu xác nhận người bố có quyền tự nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú, làm việc
- Hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý giải quyết và thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với người yêu cầu
- Đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp lại biên lai cho Tòa án
- Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự
- Hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận quyền nuôi con của người bố
Trường hợp vợ chồng có tranh chấp
- Người bố nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú/ làm việc
- Nếu đơn hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo và nộp biên lai lại cho Tòa án
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ chứng cứ và tiến hành hòa giải
- Tòa án mở phiên Tòa xét xử vụ án, Thẩm phán ra bản án ly hôn và bản án không có kháng cáo thì người bố được quyền nuôi con
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Trường hợp nào bố không được nhận nuôi con sau li hôn?. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: