Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn

by Lê Quỳnh

Khi tiến hành thủ tục ly hôn thì tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ bị phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: nếu như phần tài sản đó nếu đang bị thế chấp tại ngân hàng thì sẽ được phân chia và xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm kiếm câu trả lời qua bài viết xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn dưới đây!

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Bộ luật Dân sự 2015.
Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn

Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn

Hiểu như thế nào về tài sản thế chấp ngân hàng

Thế chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản,  giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai hoặc cũng có thể là tài sản đang cho thuê, cho mượn. Ví dụ: bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản; quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp;…. Tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ hoặc có thể thỏa thuận cho người thứ ba giữ tùy theo tình hình thực tế.

Theo đó, tương tự đối với tài sản thế chấp ngân hàng:

Tài sản thế chấp ngân hàng cũng có thể là vật, quyền tài sản,  giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai hoặc cũng có thể là tài sản đang cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt nhỏ là chủ thể thế chấp trong trường hợp này là ngân hàng còn hoạt động thế chấp nói chung thì có chủ thể rộng và đa dạng hơn.

Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn

Mục đích của thế chấp tài sản là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên thế chấp. Trong trường hợp vợ chồng có sử dụng tài sản để thế chấp ngân hàng thì có thể ngầm hiểu rằng họ có mong muốn vay nợ ngân hàng và dùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hay nói theo một cách khác thì thế chấp tài sản ngân hàng chính là nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với bên thứ ba.

Tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình có ghi rõ:

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Như vậy, đối với trường hợp vợ chồng có thế chấp tài sản ngân hàng thì việc ly hôn sẽ diễn ra bình thường; sau khi ly hôn thì khoản nợ ngân hàng có thế chấp tài sản đó vẫn có hiệu lực với cả hai vợ chồng. Nam, nữ buộc phải liên đới thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng; bởi nếu trong trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì chỉ khi khoản nợ ngân hàng được thanh toán thì các tài sản gắn liền với đất như nhà mới được phân chia.

Tóm lại, tài sản thế chấp ngân hàng sẽ được phân chia sau khi nam, nữ liên đới trả nợ xong khoản nợ đối với ngân hàng. Việc phân chia có thể được nam, nữ thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia trong trường hợp thỏa thuận không thành.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ dựa theo quy định chung của pháp luật để phân chia, cụ thể theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khi ly hôn do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488