Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

by Hồng Hà Nguyễn

Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định yếu tố xâm phạm này? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP

Cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định tại Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được xem là cấu thành hành vi xâm phạm thể hiện như sau:

– Vật liệu nhân giống, cây giống nguyên vẹn, sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu bất kỳ có khả năng sinh trưởng thành cây giống hoàn chỉnh của giống cây trồng đã được bảo hộ.

– Tên giống cây trồng hoặc các ký tự tương tự đến mức gây nhầm lẫn thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ.

– Phương tiện máy móc, trang thiết bị, kho bãi lưu giữ, bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc các trang thiết bị khác phục vụ mục đích chế biến, lưu giữ giống, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch để làm giống của giống cây trồng.

(Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng là phạm vi Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực.

(Theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

Hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng

Theo quy định tại Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:

– Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.

– Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.

>> Xem thêm: Cách chia thừa kế theo di chúc đơn giản

– Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?

Tại Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó, yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được xem là cấu thành hành vi xâm phạm thể hiện như sau:

– Vật liệu nhân giống, cây giống nguyên vẹn, sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu bất kỳ có khả năng sinh trưởng thành cây giống hoàn chỉnh của giống cây trồng đã được bảo hộ;

– Tên giống cây trồng hoặc các ký tự tương tự đến mức gây nhầm lẫn thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ;

– Phương tiện máy móc, trang thiết bị, kho bãi lưu giữ, bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc các trang thiết bị khác phục vụ mục đích chế biến, lưu giữ giống, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch để làm giống của giống cây trồng.

Bên cạnh đó, căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng là phạm vi Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488