Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

by Hồng Hà Nguyễn

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong các loại tài sản sở hữu trí tuệ, đây là các sản phẩm trí tuệ mà chủ thể đó có quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp, đó có thể kể đến như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,… các tài sản này là kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc của cá nhân, tổ chức. Vậy tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp được quy định ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
  • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể
  • Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Vai trò của Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng, có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến “vận mệnh” của một doanh nghiệp, cụ thể:

+ Dựa vào các tài sản là quyền sở hữu công nghiệp mà doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh, là vũ khí sắc bén đem lại thành công cũng như nguồn lợi lớn.

+ Giúp cho doanh nghiệp ngày càng có những sản phẩm tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thị hiếu của khách hàng.

>> Xem thêm: Bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp khác thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ăn cắp ý tưởng… do đó để bảo bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp cần phải đi đăng ký bảo hộ đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, như đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, đăng ký nhãn hiệu…. Tuy nhiên danh nghiệp cần lựa chọn hình thức đăng ký cho phù hợp để tối ưu hóa, ví dụ như đối với loại nước ngọt cocacola, loại hình bảo hộ là bí mật kinh doanh thay vì bằng độc quyền sáng chế, bởi hình thức này không xác lập trên cơ sở đăng ký, thời gian bảo hộ dài hơn, trừ khi có một doanh nghiệp khác tìm ra công thức chế tạo loại nước trên.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp cần phải biết

Biện pháp dân sự

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp hành chính

Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Biện pháp hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488