Mỹ (Hoa Kỳ) là một trong những cường quốc lớn mạnh nhất trên thế giới. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp với niềm tin, hi vọng vào “American Dream” đã tràn về quốc gia này với hi vọng đổi đời và có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, bất kì sự thành công nào đều phải có một nền móng vững chắc làm cơ sở. Qua đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải biết trước khi tiến vào Mỹ (Hoa Kỳ) là tìm hiểu về những lưu ý về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ (Hoa Kỳ).Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Mỹ: Quy trình và yêu cầu để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ
Bên cạnh điều kiện có khả năng phân biệt sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ cùng loại thì một nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ tại Mỹ cần đáp ứng thêm các điều kiện khác theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ như sau:
- Nhãn hiệu đã được sử dụng tại Mỹ;
- Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại mỹ
- Nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã đăng ký tại một quốc gia là thành viên của Công ước Paris hoặc của Thỏa ước về nhãn hiệu hàng hóa mà Mỹ công nhận.
Mỹ là một trong những quốc gia xây dựng pháp luật về Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc first-to-use trong việc bảo hộ thương hiệu nên quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký. Thuật ngữ “sử dụng” trong trường hợp này được hiểu là sử dụng thực tế trong thương mại (actual commercial use), có thể giải thích như sau:
Hiểu đúng về thuật ngữ “Sử dụng trong thương mại”
Đạo luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ (Trademark Act) đã quy định về thuật ngữ này: “Sử dụng trong thương mại” là việc sử dụng thực sự của một nhãn hiệu trong thương mại, chứ không phải chỉ với mục đích giành quyền sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể:
- Đối với hàng hóa: khi nó được hiển thị trong bất cứ cách nào trên hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa; khi hàng hóa được bán hay vận chuyển trong thương mại.
- Đối với dịch vụ: khi nó được sử dụng hoặc hiển thị trong việc bán hoặc quảng cáo các dịch vụ tại Hoa Kỳ và nước ngoài.
Thuật ngữ “thương mại” được hiểu là các hoạt động trong thương mại Liên bang hoặc trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với nước ngoài. Mặt khác, đối với hàng hóa, nếu nhãn hiệu chỉ được sử dụng ở nước ngoài mà không được sử dụng tại Hoa Kỳ thì chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền đòi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình tại Hoa Kỳ.
Từ những phân tích trên đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong hoạt động ngoại thương với Hoa Kỳ.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Mỹ: Quy trình và yêu cầu
Để đăng ký thương hiệu tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office).
Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thì trước tiên nhãn hiệu đó cần được xem xét có thỏa mãn đủ các điều kiện; để được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Mỹ hay không. Luật sở hữu trí tuệ của Mỹ quy định những điều kiện sau để một nhãn hiệu được bảo hộ; đó là:
- Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.
- Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.
- Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
- Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Quy trình thẩm định nhãn hiệu
Thẩm định viên của USPTO sẽ tiến hành thẩm định khả năng đăng ký của thương hiệu tại Mỹ. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung; hay phản đối nào của thẩm định viên đưa ra trong thời hạn thẩm định; đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp; để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ; hoặc nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận); sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Những đơn nộp trên cơ sở nhãn hiệu đã nộp tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận); sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở.
Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp; và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng. Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn; đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 18-21 tháng.
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Việc thực hiện đăng ký thương hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu; theo Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid), cụ thể như sau:
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Nghị định thư Madrid; phải trùng với nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam hoặc;
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Thỏa ước Madrid; phải trùng với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ; Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Anh; hoặc tiếng Pháp). Trong tờ khai cần chỉ rõ Mỹ là nước mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cần điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn; và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được nộp đơn; hoặc đăng ký tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế; và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ; và có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi; bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu; do việc khai báo các thông tin không chính xác; hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại; tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12-14 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid); và 18-20 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid).
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
Các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Các tài liệu bao gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- 15 mẫu nhãn hiệu.
- Danh mục sản phẩm/dịch vụ (Phân loại danh mục sản phẩm dịch vụ theo quy định của Mỹ).
- Giấy uỷ quyền (gửi lại khi nhận được yêu cầu).
Đăng ký qua mạng
Doanh nghiệp Việt Nam khả năng tài chính có hạn; không nên mất tiền qua tận Mỹ để đăng ký thương hiệu. Hiện nay, USPTO đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ: http://teas.uspto.gov/indexTLT.html.
Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình; xem có ai tranh chấp không; bao giờ đựợc công nhận.
Ngược lại, nếu thấy có ai giành quyền sử dụng thương hiệu của mình; doanh nghiệp có thể khiếu nại tới ủy ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu Mỹ (TTAP). Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan này sẽ gửi thông báo đến người đăng ký; và yêu cầu giải trình và tùy từng trường hợp sẽ giải quyết trong vòng 4 tháng. Có thể khiếu nại thương hiệu đang xem xét và thương hiệu đã được đăng ký.
Lệ phí đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ là 350 USD; cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu cũng phi nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Mỹ: Quy trình và yêu cầu do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: