Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

by Nguyễn Thị Giang

Ngày nay, tình trạng xâm phạm bản quyền tác giả (ăn cắp chất xám) ở Việt Nam diễn ra ngày cảng phổ biến chủ yếu la do các cá nhân, tổ chức vẫn chưa ý thức về quyền lợi của mình đối với tác phẩm tạo ra. Bên cạnh đó cũng do thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cũng tương đối phức tạp nên nhiều tác giả cũng chưa tiếp cận được. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả để bạn tham khảo.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Sở hữu trí tuệ

Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền được bảo hộ tự động, tuy nhiên để tránh phát sinh tranh chấp về sau, nhà nước khuyến khích những người có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải đi đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình trước khi công bố đến công chúng. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả được thực hiện như thế nào? 

Trước hết, để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cần phải thỏa mãn điều kiện là tác phẩm này được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác (khoản 2, Điều 13, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019) và tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác 

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (trường hợp tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả và sản phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh)..

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Các văn bản cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả; (mẫu tờ khai được Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định);
  • 02 bản sao tác phẩm;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp);
  • Văn bản đồng ý của đồng tác giả (trường hợp có đồng tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;

Bước 2. Thực hiện công chứng, chứng thực

  • Các văn bản trong hồ sơ nếu là bản sao phải thực hiện công chứng, chứng thực đúng với bản gốc trước khi nộp cho cơ quan có thẩm quyền;
  • Các văn bản trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng việt và công chứng, chứng thực.

Bước 3. Nộp hồ sơ

  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;
  • Nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

Bước 4. Nộp lệ phí

  • Mức thu phí là 100.000 đồng/1 giấy chứng nhận;
  • Nộp đến Cục bản quyền tác giả cùng lúc với nộp hồ sơ đăng ký;

Bước 5. Nhận hồ sơ, trả kết quả

  • Sau 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không chấp nhận cấp giấy chứng nhận thì Cục gửi thông báo cho người nộp đơn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả sẽ được bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân bao gồm các quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên trên tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Quyền tác giả đối với quyền tài sản và quyền nhân thân được quy đinh tại khoản 3 Điều 19 được bảo hộ theo quy định của điểm khoản 2 Điều 27 như sau:

  • 75 năm đối với tác phẩm là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; (điểm a khoản 2 Điều 27);
  • 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình (điểm a, khoản 2 Điều 27);
  • Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện, thì thời gian bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm kể từ khi tác giả mất; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. (điểm b khoản 2 Điều 27);
  • Thời hạn bảo hộ được quy định tại điểm a, b, khoản 2, Điều 27 sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả (điểm c khoản 2 Điều 27).

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488