Sở hữu trí tuệ trong thời đại hội nhập quốc tế có vai trò rất lớn. Một trong những vai trò đó là thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia. Pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta hiện nay bảo hộ cho ba nhóm đối tượng gồm: Quyền tác giả (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá), quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý), quyền đối với giống cây trồng (giống cây trồng và vật liệu nhân giống). Trong đó, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đang rất được quan tâm. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả:Khác biệt và liên quan để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Trong lịch sử phát triển thì các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sáng tạo của con người ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Tuy nhiên, đây là tài sản đặc biệt, không giống với bất kỳ tài sản nào hiện nay. Trước hết, đây là các tài sản vô hình, bản thân người tạo ra cũng không thể chiếm hữu, do đó tài sản này rất dễ bị chiếm dụng, chiếm đoạt và bị trộm cắp ý tưởng.
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Để bảo vệ các thành quả do cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra, Luật Sở hữu trí tuệ đã ra đời. Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ 3 nhóm đối tượng bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi. Trong đó, nội dung liên quan đến Quyền Sở hữu công nghiệp chiếm phần lớn nội dung.
Hiện nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp vươn ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Do đó, việc quy định quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức cũng như sự phát triển, tiến bộ của xã hội và kinh tế.
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả: Sự khác biệt và liên quan
Điểm giống nhau:
- Hai loại quyền này đều được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ, cùng bảo hộ thành quả sáng tạo.
- Không được bảo hộ nếu tác phẩm vi phạm các quy định pháp luật hoặc các quy định về đạo đức của đất nước tiến hành bảo hộ
Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Quyền tác giả | Quyền sở hữu công nghiệp |
Khái niệm | Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. | Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh |
Đối tượng bảo hộ | tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá | sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý |
Đối tượng không được bảo hộ | + Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. + Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. |
– Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
– Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
– Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
– Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. – Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý – Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
|
Thời điểm phát sinh | Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. | phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ |
Yêu cầu về văn bằng bảo hộ | Không cần phải có văn bằng bảo hộ. | Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá) |
Thời hạn bảo hộ | Thời hạn bảo hộ dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…). | Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng). |
Nội dung bảo hộ | Quyền nhân thân, quyền tài sản | Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả |
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả:Khác biệt và liên quan do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: