Quản trị tài sản trí tuệ hiệu quả góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì, phát triển và lan tỏa thương hiệu của doanh nghiệp, hay nói cách khác quản trị tài sản trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Quản trị tài sản trí tuệ gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động về kinh tế và chuyển giao công nghệ.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Quản lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Trách nhiệm của chủ sở hữu để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199, Điều 200 Luật SHTT và các Nghị định: 106/2006/NĐ-CP, Nghị định 47/2009/ND-CP, Nghị định 57/2005/NĐ-CP, Nghị định số 172/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2005/NĐ-CP).
Đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tụê
Cho dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đều có một số đặc điểm sau đây:
– Đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đó là tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
– Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lí hành vi xâm phạm tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.
– Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định của pháp luật nước ta, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc về: Toà án, thanh tra, quản lí thị trường, hải quan, công an, uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
– Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Quản lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Trách nhiệm của chủ sở hữu
Ở Việt Nam, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Trước khi Luật này được ban hành, những khái niệm được sử dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở hữu trí tuệ”.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là tất cả những hành vi mà Nhà nước thực hiện nhằm công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Nhà nước thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện quản lí nhà nước đối với quyền sở hữu trí tuệ, quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và quy định những biện pháp xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Còn thực thi quvền sở hữu trí tuệ không liên quan đến xác lập quyền sở hữu trí tuệ mà nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng.
Thực tế, một số người nhầm lẫn, thậm chí cho rằng ba khái niệm: “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”, “thực thi quyền sở hữu trí tuệ” và “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” hoàn toàn giống nhau. Mặc dù ba khái niệm này có một số điểm tương đồng, tuy nhiên, cũng có vài điểm khác biệt:
Về chủ thể thực hiện hành vi
Chủ thể thực hiện hành vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ là Nhà nước, trong khi đó, chủ thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể là Nhà nước hoặc chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể thực thi quyền sở hữu trí tuệ rất rộng: có thể là Nhà nước, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các chủ thể khác như hiệp hội, tổ chức tập thể (ví dụ: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Về cách thức thực hiện hành vi
Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau, từ thực hiện thủ tục xác lập quyền, quản lí nhà nước đến xác định hành vi xâm phạm và quy định biện pháp xử lí hành vi xâm phạm. Đối với bảo vệ quyền sơ hữu trí tuệ, chủ thể quyền và các cơ quan nhà nước chỉ được phép tiến hành các biện pháp bảo vệ được pháp luật quy định. Còn đối với việc thực thi, các chủ thể thực thi quyền có thể áp dụng các biện pháp luật định và các biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023
Căn cứ Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
– Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
– Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
– Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quản lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Trách nhiệm của chủ sở hữu do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: