Một vấn đề vướng mắc được rất nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm là đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Nhưng không phải ai cũng nắm được các quy định của pháp luật về nội dung này, qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền lợi của người tiêu dùng để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn được gọi là đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền. Đây là thủ tục cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện để khẳng định quyền sở hữu đối hợp pháp đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình và có thể tự do khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu thông qua việc sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay chuyển giao quyền sử dụng…
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trước hết, chúng ta cần biết nhãn hiệu là gì và điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12 có quy định rõ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Và điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – 2 bản (Tải mẫu);
- 5 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).
Các tài liệu bổ sung khác nếu có:
Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.
Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ theo 2 cách sau:
– Hình thức nộp hồ sơ giấy: Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:
Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
– Nộp hồ sơ qua mạng:
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do;
Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày làm việc trong giờ giao dịch, xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí/lệ phí theo quy định.
Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Còn nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy. Hệ thống sẽ gửi thông báo hủy tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn
Quyền lợi của người tiêu dùng khi đăng ký nhãn hiệu
Độc quyền sử dụng nhãn hiệu
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức, cá nhân. Gọi chung là chủ sở hữu nhãn hiệu) có quyền đăng ký nhãn hiệu. Và dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Còn được gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn được bảo hộ. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định. Hay nói cách khác, chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình.
Thông thường, văn bằng bảo hộ có thời hạn là 05 năm. Và trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên chủ sở hữu hoàn toàn có thể thực hiện việc gia hạn thời hạn. Và mở rộng phạm vi bảo hộ ra các nước khác theo quy định của pháp luật
Nâng tầm giá trị và uy tín của sản phẩm/ dịch vụ
Với sức cạnh tranh khốc liệt giữa hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Giả sử bạn đặt mình vào vị trí khách hàng. Bạn sẽ lựa chọn sản phẩm đã được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hơn. Hay một sản phẩm chưa được nhà nước bảo hộ. Xét trên phương diện, cả hai sản phẩm đều cùng chức năng và giá trị. Tôi dám chắc đa số các bạn sẽ chọn sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này góp phần củng cố sản phẩm của bạn trên thị trường. Nhằm tăng sức cạnh tranh và ghi điểm trong mắt người tiêu dùng.
Đăng ký bảo hộ giúp bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi bị xâm phạm
Khi đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng, bạn sẽ được nhà nước bảo hộ. Do đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi xâm phạm. Hoặc gây tổn hại đến nhãn hiệu của bạn đều sẽ bị ngăn chặn. Hành vi xâm phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức và khía cạnh như sao chép, sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đặc biệt là đối với nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp văn bằng …
Hiện nay theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp cho chủ đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Do đó, chủ sở hữu có thể sẽ bị từ chối đơn nếu có cá nhân, tổ chức nào đó nộp đơn bảo hộ trước theo nguyên tắc ưu tiên của luật.
Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và sức lực. Nếu doanh nghiệp không thực hiện bảo hộ nhãn hiệu của mình, sẽ có nhiều đối tượng lợi dụng để tung ra các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vì không nắm rõ được quyền lợi của mình, nên đợi đến lúc “MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG” thì mọi việc đã quá muộn màng. Cho nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu, khi mới phát triển sản phẩm, dịch vụ là rất cần thiết và quan trọng.
Giảm nguy cơ bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép
Từ những nhận định nêu trên, đặt trường hợp nhãn hiệu đã được một chủ đơn khác đăng ký bảo hộ nhưng bạn vẫn đang sử dụng nhãn hiệu của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang sử dụng trái pháp nhãn hiệu của người khác. Việc sử dụng nhãn hiệu một cách trái phép dễ dẫn đến tình trạng bị kiện vì xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để theo đuổi vụ kiện cũng như đối diện với nguy cơ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại với giá trị không thể lường trước được nếu thua kiện.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền lợi của người tiêu dùng do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: