Trong một số trường hợp khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, trước thời điểm cấp GCN ĐKNH. Người nộp đơn có quyền yêu cầu rút đơn khi thấy nhãn hiệu của mình không có khả năng bảo hộ.Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
Rút đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đơn đăng ký nhãn hiệu là hồ sơ mà người nộp đơn (chủ đơn) nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) khi muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thẩm định chủ đơn không có nhu cầu bảo hộ này nữa thì thủ tục Rút đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ cần được thực hiện để chấm dứt việc thẩm định đơn tại Cục.
Quy định về rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Việc tiến hành rút đơn ĐKNH có thể tiến hành thực hiện trực tiếp qua người nộp đơn. Hoặc thông quan tổ chức/ cá nhân là đại diện hợp pháp theo quy định. Điều kiện kèm theo là cần có Giấy ủy quyền nêu rõ việc ủy quyền rút đơn. Tuyên bố rút đơn ĐKNH thể hiện bằng văn bản phải được nộp cho Cục SHTT.
Theo quy định tại Điều 116 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về việc rút đơn đăng ký Sở hữu công nghiệp.
Cụ thể như sau:
“1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký SHCN bằng văn bản do chính mình đứng tên. Hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHCN nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn.
2. Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt. Các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
3. Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp. Trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.”
Quy trình thẩm định và kết quả của việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi văn bản yêu cầu rút đơn được nộp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét, thẩm định và ra Quyết định về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Trường hợp có căn cứ khẳng định về tính hợp pháp của yêu cầu rút đơn, thẩm định viên ra Quyết định về việc chấp nhận yêu cầu rút đơn. Khi đó, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký sẽ bị chấm dứt hoàn toàn.
- Trường hợp có căn cứ khẳng định việc yêu cầu rút đơn không hợp pháp, thẩm định viên sẽ ra Thông báo từ chối về việc rút đơn của chủ đơn, trong đó nêu rõ lý do Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận rút đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi nhận được thông báo này, tùy vào nội dung từ chối, chủ đơn phải làm công văn trả lời Cục Sở hữu trí tuệ để khắc phục những thiếu sót. Nếu khắc phục được những thiếu sót đó, chủ đơn sẽ nhận được Quyết định chấp nhận yêu cầu rút đơn.
Từ thời điểm Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định: Thông thường, kể từ ngày nộp văn bản yêu cầu rút đơn, khoảng 01-02 tháng chủ đơn sẽ nhận được thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Phí, lệ phí cho việc rút đơn: chủ đơn không mất phí cho việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong văn bản yêu cầu rút đơn, chủ đơn cần ghi rõ thông tin đơn của mình như: Số đơn; ngày nộp đơn; nhóm hàng hóa /dịch vụ; thông tin chủ đơn (Tên; địa chỉ; email, số điện thoại); nội dung cụ thể về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trường hợp văn bản rút đơn có sai sót và chủ đơn không khắc phục thiếu sót đó trong đúng thời hạn yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, việc rút đơn sẽ bị từ chối chấp nhận.
Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có dự định cấp bằng bảo hộ mà chủ đơn muốn rút đơn, thì ngoài việc làm văn bản rút đơn như trên, nếu chủ đơn không nộp lệ phí cấp bằng theo quy định thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ tự động bị từ chối bảo hộ.
Dịch vụ rút đơn đăng ký nhãn hiệu của Luật Đại Nam
- Tư vấn toàn bộ quy trình rút đơn đăng ký nhãn hiệu
- Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết
- Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu
- Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
- Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
- Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có yêu cầu đặc biệt khác.
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Tại sao bạn chọn Luật Đại Nam làm đại điện rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Luật Đại Nam là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ với gần 15 năm kinh nghiệm, Luật Đại Nam đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, trong đó có bảo hộ nhãn hiệu.
Sử dụng dịch vụ rút đơn đăng ký nhãn hiệu của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
Bên cạnh đó, Luật Đại Nam có một đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng không chỉ khi thực hiện hợp đồng mà còn dịch vụ hậu mãi, sau khi kết thúc hợp đồng.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tuc rút đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh