Chủ sở hữu các tác phẩm, sản phẩm khi tiến hành đăng ký bản quyền tác giả đều có những quyền lợi và trách nhiệm riêng. Vì vậy để làm rõ hơn về vấn đề trên, trong bài viết sau đây, Luật Đại Nam chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn về nội dung: Quyền và trách nhiệm của người sở hữu bản quyền tác giả.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Bản quyền tác giả là gì?
- Bản quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Từ khái niệm trên cho thấy, bản quyền tác giả có thể được hiểu một cách đơn giản, là quyền cho phép chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp.
- Quyền này được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền và trách nhiệm của người sở hữu bản quyền tác giả
Mặc dù đăng ký bản quyền tác giả không phải là trách nhiệm bắt buộc của người sở hữu nhưng việc đăng ký bản quyền sẽ có những quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, còn có 6 lý do quan trọng dưới đây nên đăng ký bản quyền tác giả.
1. Được bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chẳng hạn như:
- Quyền nhân thân của tác giả:
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
- Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Đặt tên, đứng tên thật/bút danh trên tác phẩm; nêu tên thật/bút danh khi tác phẩm công bố.
- Quyền tài sản:
- Làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm;
- Biểu diễn, truyền đạt sản phẩm trước công chúng;
- Phân phối, nhập khẩu hoặc cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
2. Mang lại lợi ích kinh tế nếu tác phẩm có giá trị thương mại;
3. Độc quyền hoặc cho phép người khác sử dụng tác quyền theo quy định;
4. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả được xem là giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản, có thể được sử dụng để định giá tài sản trong trường hợp góp vốn, mua bán, sáp nhập công ty;
5. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì mặc định chủ sở hữu đã được bảo hộ tác quyền về mặt pháp lý, không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó nếu có tranh chấp xảy ra;
6. Tránh hành vi xuyên tạc, xâm phạm bất hợp pháp tác phẩm dưới mọi hình thức. Trường hợp cá nhân, tổ chức khác muốn khai thác, sử dụng tác phẩm thì cần phải xin phép, trả chi phí hoặc đảm bảo quyền lợi khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Những hành vi vi phạm quyền tác giả
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ; vi phạm quyền tác giả là những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sản phẩm trí tuệ. Những hành vi sau đây được coi là hành vi vi phạm quyền tác giả:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học; nghệ thuật; khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố; phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố; phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút; thù lao; quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút; thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản; sản xuất bản sao; phân phối; trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá; thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất; lắp ráp; biến đổi; phân phối; nhập khẩu; xuất khẩu; bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu; nhập khẩu; phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quyền và trách nhiệm của người sở hữu bản quyền tác giả do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh