Hợp đồng hợp tác kinh doanh là mô hình khá phổ biến hiện nay, được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn do có nhiều ưu điểm nổi trội. Mặc dù vậy, loại hợp đồng này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Dưới đây là những rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020
Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật, nhưng không thành lập tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, Điều 27, Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:
- Ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Những rủi ro có thể gặp phải khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
Rủi ro liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên
Các bên phải phân công một bên làm đại diện để điều hành quản lý chung do hình thức này không hình thành một pháp nhân mới, không có tổ chức chung. Do đó, dẫn đến tình trạng quyền lực của một bên cao hơn, lấn át bên còn lại, có những hành vi tiêu cực hoặc hiểu lầm cho bên kia. Ngược lại, bên còn lại dễ rơi vào tình trạng đố kỵ, dẫn đến tranh chấp.
Rủi ro liên quan đến phân chia lợi nhuận
Quyền của các bên theo luật cho phép rất lớn, nếu các bên không thỏa thuận, quy định cụ thể về cơ chế điều hành; quản lý; hạch toán tài chính; phân chia lợi nhuận…một cách đầy đủ rõ ràng thì sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp.
Khi phát sinh tranh chấp sẽ không có cơ chế pháp lý cụ thể để điều chỉnh hoặc giải quyết, đối với những mâu thuẫn nhỏ các bên lúng túng không biết áp dụng xử lý thế nào, sử dụng tình cảm để giải quyết với nhau khiến vấn đề không được giải quyết một cách dứt điểm lâu dần sẽ rất khó xử lý và dẫn tới mâu thuẫn lớn hơn, thậm chí dẫn tới giải thể, kiện tụng.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng kinh doanh quốc tế là gì ?
Rủi ro liên quan đến trách nhiệm đối với bên thứ ba
Vì bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hoạt động chung của hai bên nhằm tạo ra tài sản, tạo ra lợi nhuận như vậy lợi nhuận tạo ra sẽ thuộc sở hữu chung của hai bên, trách nhiệm phát sinh cũng là trách nhiệm của hai bên. Vậy khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với bên thứ ba thì ai sẽ là người thực hiện và cái phần nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên thứ ba như thế nào thì lại không thể hiện rõ, nếu một trong các bên từ chối thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bên thứ ba thì cơ chế pháp luật xử lý vấn đề này là rất khó.
Nguyên nhân phát sinh rủi ro
Nguyên nhân chủ quan
Bao gồm các nguyên nhân chủ quan sau:
– Sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các chủ thể thiếu hiểu biết về pháp luật, không chú trọng tới các vấn đề pháp lý mà chỉ quan tâm tới lợi nhuận.
– Bất chấp việc vi phạm pháp luật, phá vỡ các thoả thuận, thiếu đạo đức kinh doanh chỉ vì lợi ích của mình.
– Do năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn tới rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm:
– Lợi nhuận khác nhau ở từng giai đoạn, ảnh hưởng lớn tới lợi ích của các bên → dẫn tới tranh chấp
– Hệ thống pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện. Chỉ quy định ngắn gọn trong Luật Đầu tư 2020 → Nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề phát sinh
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh có yếu tố nước ngoài:
+ Liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia; tập quán quốc tế… → các bên không hiểu rõ về các quy định quốc tế này dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, làm phát sinh tranh chấp giữa các bên.
+Sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
Phòng tránh rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào?
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cần lưu ý những điều sau để phòng tránh rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh:
– Các bên cần lựa chọn và tìm hiểu kỹ càng các thông tin về đối tác để phù hợp với mục đích kinh doanh mà mình mong muốn.
– Chuẩn bị dự thảo hợp đồng với những quy định rõ ràng, chi tiết và hạn chế các thuật ngữ khó hiểu.
– Nên lựa chọn những người có kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng.
– Nên lường trước tất cả các rủi ro có thể xảy ra và cách thức xử lý những rủi ro đó nếu có trong hợp đồng.
>>Xem thêm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh
- Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.