Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy tại sao phải cần lưu tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ khi những công ty này mới chỉ vừa thành lập. Đó chính là câu hỏi luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm, điều đó thôi thúc những người làm luật càng phải có trách nhiệm vạch rõ được lợi thế, trách nhiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp mới thành lập để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo đó, nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ đối với các tổ chức khác.
Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một dòng sản phẩm. Ví dụ, đối với sản phẩm xe máy có các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, … Để phân biệt các dòng sản phẩm đó, người ta cần dùng đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm. Nhằm để phân biệt với các sản phẩm còn lại, người ta gọi đó là nhãn hiệu.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu diễn ra như thế nào ?
- Thẩm định hình thức : Sau khi nhãn hiệu được tiếp nhận thì trong vòng 01 tháng Cơ Quan nhãn hiệu sẽ kiểm tra về hình thức đăng ký về việc phân nhóm, mẫu nhãn hiệu;
- Trường hợp đơn đăng ký được đáp ứng thì Cơ Quan nhãn hiệu ra quyết định chấp nhận về mặt hình thức;
- Nếu không đáp ứng được điều kiện đăng ký nhãn hiệu thì Cơ quan nhãn hiệu sẽ đưa ra quyết định từ chối về hình thức, có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Đăng công báo : Khi đơn nhãn hiệu được chấp nhận về hình thức thì sẽ được đăng công báo;
- Thẩm định nội dung . Xem xét nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu có đủ điều kiện đáp ứng để đăng ký nhãn hiệu hay không;
- Nếu nhãn hiệu không đủ điều kiện thì Cơ quan nhãn hiệu từ chối cấp văn bằng. Chủ đơn có thể khiếu nại để cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu nhãn hiệu đáp ứng được đủ điều kiến thì sẽ có thông báo cấp văn bằng bảo hộ;
- Cấp văn băng bảo hộ : Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ thì sau thời gian 02 tháng có khoản phí đầy đủ thì nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp
Để được bảo hộ thì nhãn hiệu của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và chưa ai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
Để xem xét có ai đăng ký nhãn hiệu hay chưa, doanh nghiệp cần lên trang website của Cục Sở hữu trí tuệ là tra cứu sơ bộ. Khi xác định nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký, doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Mẫu nhãn hiệu: 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau, được trình bày rõ ràng, kích thước 8×8 cm;
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
– Biên lai nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành các thủ tục;
– Tài liệu khác liên quan (theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cục sẽ tiếp nhận tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu theo các giai đoạn gồm Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu; Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu; Thẩm định nội dung.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ theo quy định pháp luật.
Có thể thấy rằng thủ tục đăng ký nhãn hiệu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, để có chi phí thực hiện các thủ tục pháp lý thì có thể giảm thiểu các chi phí cố định liên quan đến mặt bằng, văn phòng.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp mới thành lập do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: