Thời gian qua, với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị chiếm mất tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu và việc mở rộng thị trường quốc tế để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc các cá nhân, tổ chức trong nước thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài công nhận và bảo hộ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức đó trên lãnh thổ nước ngoài đó.
Nhãn hiệu của đơn vị sau khi đăng ký thành công sẽ được bảo hộ về mặt quốc tế trong thời hạn nhất định, các nước trong phạm vi bảo hộ không được quyền xâm phạm đến nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức đã đăng ký.
Việt Nam hiện nay là một quốc gia đã tham gia vào Hệ thống Madrid, Madrid là hệ thống đăng ký quốc tế, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia vào hệ thống này.
Do đó khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế, các cá nhân, tổ chức cần xem xét nước mình muốn đăng ký nhãn hiệu có thuộc hệ thống Madrid hay không, để lựa chọn cách thức đăng ký cho phù hợp, và dễ dàng hơn.
Với trình bày ở trên chắc hẳn quý vị đã có thể có cái nhìn khái quát về đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?, và liệu việc đăng ký này có cần thiết hay không, đăng ký theo những hình thức nào, xin mời quý vị tiếp tục theo dõi những đề mục chúng tôi dưới đây để hiểu chính xác hơn.
Thương hiệu là gì?
Tại Việt Nam, khái niệm thương hiệu chưa được giải nghĩa trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào mà thường xuất hiện trong các ấn phẩm báo chí, truyền thông,… Chính vì có những nhận định khác nhau nên khái niệm về thương hiệu cũng khác nhau.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì thương hiệu thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể.
Có thể nói, thương hiệu chính là công cụ hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.
Các hình thức tiếp cận thị trường quốc tế của thương hiệu Việt
Tự xây dựng chuỗi kinh doanh tại nước ngoài.
Vệc tự xây dựng chuỗi tại nước ngoài cụ thể là một lựa chọn để tiếp cận thị trường quốc tế. Việc tự xây dựng có thể mang lại, một số lợi ích nhất định như việc tự quản lý hệ thống chuỗi, xây dựng chuỗi mang nét độc đáo riêng, kiểm soát chất lượng, hạn chế tối đa việc bị lộ bí mất kinh doanh, khả năng sao chép các bí quyết nấu ăn của cửa hàng.
Tuy nhiên, với việc thâm nhập một thị trường mới, khó có thể đảm bảo được các vấn đề về nhu cầu địa phương, xu hướng tiêu dùng và văn hóa của người dân nước ngoài. Thị trường nước ngoài cũng đặt ra các yêu cầu khắt khe hàng loạt về thuế quan, kiểm định chất lượng, đặc biệt là với các ngành thực phẩm thì việc nhập nguyên liệu đặc thù cho các món ăn đặc trưng Việt Nam như nước mắm hay các đồ đặc biệt sẽ gặp không ít khó khăn. Không chỉ vậy với việc tự xây dựng thương hiệu tại nước ngoài sẽ phải chịu sức cạnh tranh sẽ rất cao với chính các doanh nghiệp tại đất nước đó. Việc tạo được niềm tin với những người bản địa để chinh phục được họ cũng là vấn đề lớn.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Với việc nhượng quyền thì việc phát triển thương hiệu sẽ rất nhanh nhờ tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào. Đồng thời với nguồn lực địa phương sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc tìm hướng phát triển và định vị thị hiếu khách hàng. Hơn nữa các yêu cầu về pháp lý với thương hiệu cũng được đáp ứng tốt hơn, giảm thời gian tiêu tốn cho các thủ tục cấp phép.
Bên cạnh việc giảm chi phí phát triển thị trường thì nhượng quyền cũng thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền để giúp thương hiệu không chỉ phát triển tiếp các chuỗi trong nước đã có mà còn các chuỗi tại các thị trường khác tiềm năng hơn, cải thiện những công thức và nâng cấp chất lượng phục vụ, giảm thiểu tối đa rủi ro khi xâm nhập một thị trường hoàn toàn mới từ việc thăm dò, tìm hiểu các hoạt động đầu tư trước đó. Cũng từ đó tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài ( quốc tế)
Như đã trình bày ở trên, việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài hiện nay được tiến hành thông qua 2 hình thức cơ bản. Nếu doanh nghiệp quan tâm đến thị trường là thành các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid thì có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia này theo hình thức nộp đơn thông qua hệ thống nộp đơn theo thỏa ước Madrid. Tuy nhiên, đối với các quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản không phải là thành viên của thỏa ước Madrid nên chủ sở hữu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ phải nộp đơn trực tiếp tại cơ quan sở hữu trí tuệ của các nước này. Về cơ bản, để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, các doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như sau:
Bước 1: Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đó tại những quốc gia định nộp đơn đăng ký bảo hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt nam. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi đơn đăng ký nhãn hiệu này đến Văn phòng quốc tế để tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký.
Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu (thời gian thẩm định tại quốc gia chỉ định trong đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là: 12 tháng đối với việc nộp đơn thông qua Thỏa ước Madrid và 18 tháng đối với nộp đơn thông qua Nghị định thư Madrid).
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Có nhiều những yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề này trong đó có:
– Số lượng quốc gia muốn đăng ký đối với nhãn hiệu
– Quốc gia đăng ký
– Hình thức lựa chọn để đăng ký
– Yêu cầu của từng quốc gia khi tiến hành quy trình đăng ký.
Mức chi phí này sẽ có sự dao động từ vài chục triệu đồng tùy từng yếu tố phụ thuộc.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu và việc mở rộng thị trường quốc tế do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: