Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

by Hồng Hà Nguyễn

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này tại bài viết dưới đây.

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ

Tác phẩm phái sinh là gì?

Tại Khoản 3 Điều 2 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.

Theo đó, quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ) cũng có nêu rõ khái niệm về tác phẩm phái sinh: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”. Có thể thấy rằng, sự sáng tạo của những tác phẩm phái sinh do với tác phẩm gốc được thể hiện ở chỗ: tác giả của tác phẩm phái sinh thể hiện nội dung sẵn có của tác phẩm gốc với hình thức, cách thức trình bày mới.

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm phái sinh

Sự ra đời của tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”.

Tác phẩm phái sinh không được xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc bao gồm là quyền nhân thân và quyền tài sản. Trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, thì bất kể hành động làm tác phẩm phái sinh nào cũng phải được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà sẽ chỉ bảo hộ hình thức, cách thức thể hiện nội dung, ý tưởng đó. Đồng thời, tác phẩm phái sinh hoàn toàn không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Vì vậy, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ một cách độc lập cần phải thể hiện được sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung, ý nghĩa, giai điệu… khác biệt hoàn toàn với tác phẩm gốc, dựa trên nền tảng là tác phẩm gốc, mang đến sự mới mẻ của tác giả tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự sáng tạo nên, không sao chép từ các tác phẩm khác và phải đảm bảo về tính nguyên gốc. Tác phẩm phái sinh vừa cần phải có dấu ấn riêng của tác giả vừa phải đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc, làm cho quần chúng liên tưởng đến tác phẩm thông qua sự nguyên vẹn về nội dung của tác phẩm gốc.

Khi tạo ra tác phẩm phái sinh có cần phải xin phép?

Để làm một tác phẩm phái sinh từ một hay một số tác phẩm gốc, tác giả tác phẩm phái sinh cần phải xin phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc và trả tiền nhuận bút cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm theo thỏa thuận giữa các bên để đảm bảo sẽ không nảy sinh tranh chấp không đáng có. Khi xin phép cả tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ đảm bảo việc đưa ra nhận định chính xác nhất về tính toàn vẹn của tác phẩm.

Phân loại các tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

– Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Truyện Nếu còn có ngày mai được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “If tomorrow comes” của Sidney Sheldon.

– Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới. Ví dụ: tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc. Ví dụ: Vở chèo “Súy Vân” của tác giả Trần Bảng được cải biên từ vở chèo “Kim Nham”, trong đó Súy Vân là một “nghịch nữ” trong vở chèo cổ trở thành người phụ nữ tiến bộ, nạn nhân của chế độ phong kiến trong vở chèo cải biên.

– Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Ví dụ: Các bộ phim chuyển thể từ truyện.

– Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thâp, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.

– Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.

– Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm cùng loại theo một số tiêu chí nhất định.

>> Xem thêm: Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

– Quyền nhân thân (quy định tại Điều 19) bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm ; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản (quy định tại Điều 20) bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Lưu ý

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Người không phải là chủ sở hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm phái sinh khác phải xin phép (nếu tác phẩm chưa được công bố), trả tiền nhuận bút, thù lao… cho chủ sở hữu quyền tác giả gốc.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488