Bảo hộ thương hiệu là gì ?

by Trần Giang

Chúng ta thường nghe thấy những khái niệm như thương hiệu, bảo hộ thương hiệu nhưng lại chưa hiểu chúng là gì? Thấu hiểu được tâm lý đó, Luật Đại Nam chúng tôi xin được giới thiệu với quý độc giả bài viết về nội dung bảo hộ thương hiệu là gì?

bao-ho-thuong-hieu-la-gi.jpg

bảo hộ thương hiệu là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Bảo hộ Thương hiệu là gì?

Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu. Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Chúng ta vẫn thường gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty là thương hiệu. Vì vậy để bảo hộ được thương hiệu, chúng ta phải bảo hộ được nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.

Bảo hộ thương hiệu là gì? Bảo hộ thương hiệu là việc xác nhận và cấp chứng nhận sở hữu thương hiệu cho cá nhân hoặc tổ chức với mục tiêu phân biệt hàng hoá, dịch vụ, được bảo hộ thương hiệu hợp pháp bởi pháp luật Việt Nam và toàn cầu.

Tại sao cần bảo hộ thương hiệu?

Thứ nhất, đảm bảo thương hiệu được sự bảo vệ tuyệt đối của pháp luật và giúp công ty sử dụng độc quyền thương hiệu đó.

Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không chú ý đến việc giữ thương hiệu trong khi đã xây dựng đựợc thương hiệu. Cụ thể như cà phê Trung Nguyên bị đăng ký thương hiệu trước ở Mỹ; tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc…. Nguyên nhân của những trường hợp trên là các Doanh nghiệp đã không đăng kí bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật. Dẫn đến việc thương hiệu của Doanh nghiệp bị đối thủ giành mất.

Thứ hai, giúp phân biệt giữa thương hiệu của Doanh nghiệp với các đối thủ khác.

Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, một Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tăng sức cạnh trạnh với những doanh nghiệp khác.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Đồng thời, việc đăng kí bảo hộ thương hiệu là cơ sở pháp lí để bảo vệ hàng hóa của doanh nghiệp khi bị làm nhái, làm giả hoặc khi thương hiệu bị đánh cắp.

Thứ ba, góp phần làm tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.

Việc đăng kí thương hiệu sẽ làm giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp được tăng lên đáng kể. Đồng thời khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Mang lại những lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của công ty được biết đến rộng rãi.

Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Nên tra cứu tình trạng sử dụng thương hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tra cứu nhằm tránh xâm phạm thương hiệu của người khác đồng thời lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu của mình, thậm chí “đánh cắp” thương hiệu của mình.
  • Dù thời gian cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nhưng chủ thương hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Khi nộp đơn sớm ngày nào là quyền ưu tiên thuộc về chủ đơn ngày đó. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối cấp bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
  • Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ quý khách hàng nên lựa chọn màu sắc của nhãn hiệu là đen trắng. Khi đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ được bảo hộ tất cả các gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng thương hiệu sau này.
  • Nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký thương hiệu là các Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ Vì các tổ chức này có các chuyên gia, luật sư có uy tín, kinh nghiệm, trình độ tư vấn hỗ trợ. Mặt khác, chủ đơn chỉ cần ký ủy quyền cho Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn, giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ. Từ đó, tránh sự thất lạc hồ sơ trong quá trình nộp đơn dẫn tới thương hiêu bị từ chối cấp bằng độc quyền do đơn vị tư vấn không có chức năng đại diện hợp pháp để trao đổi chính thức với cơ quan nhà nước.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề bảo hộ thương hiệu là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488