Bảo hộ thương hiệu, bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh doanh. Đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào để tích kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
Tại sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Sở dĩ các doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thương hiệu vì những lý do sau:
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu để được pháp luật bảo vệ
Việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu là nhằm đảm bảo sự hợp pháp bảo vệ của pháp luật với công việc kinh doanh. Từ đó để đối thủ không thể sử dụng nhãn mác giả, hàng nhái thương hiệu bạn.
Với những trường hợp cố ý làm thương hiệu giả hoặc nhái sản phẩm nhãn mác của công ty, các bạn có quyền khởi kiện để được bồi thường theo pháp luật.
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu để tránh khả năng nhầm lẫn thương hiệu
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Bởi khách hàng sử dụng sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu như tên doanh nghiệp, logo, slogan,…có thể xác định doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu để có thể quảng cáo thương hiệu công khai
Đơn đăng ký nhãn hiệu là một tài liệu cần có để công bố chất lượng hàng hóa và xin giấy phép quảng cáo khi sản phẩm, hàng hóa có gắn thương hiệu. Ngay cả việc gắn thương hiệu trên biển bảng quảng cáo nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bị cơ quan chức năng sử phạt về sai phạm trong quảng cáo.
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu tự nộp
Hồ sơ tự nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu: gồm 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn.
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu nộp thông qua Tổ chức đại diện
Công ty Luật Đại Nam là một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ do đó mọi thủ tục bảo hộ thương hiệu của Quý khách hàng chỉ cần ký Ủy quyền (theo mẫu) và cung cấp cho Công ty Luật Đại Nam thông tin như sau:
- Mẫu thương hiệu định đăng ký;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ thương hiệu dự kiến đăng ký.
Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu
Để người nộp đơn hiểu hơn các quy định liên quan đến thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam (hay nói theo đúng quy định của pháp luật là thủ tục đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, tại bài viết này Công ty Luật Đại Nam xin được tiếp cận theo tiêu đề “Thủ tục bảo hộ thương hiệu” như trên thực tế rất nhiều người vẫn hay tiếp cận với cách gọi thân quen này.
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tra cứu để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu (nhãn hiệu) cần đăng ký.
Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
- Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu.
- Số đơn và ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng.
- Kết thúc xét nghiệm hình thức Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn.
- Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn.
- Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu
- Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
- Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
- Trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn có quyền chủ động sửa đổi đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chủ đơn tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình.
- Khi sửa đổi đơn thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
- Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
- Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Nếu thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn nộp lệ phí để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đã đăng ký.
Bước 7: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
Trong vòng 01-02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.
Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Nên tra cứu tình trạng sử dụng thương hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tra cứu nhằm tránh xâm phạm thương hiệu của người khác đồng thời lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng bảo hộ.
- Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu của mình, thậm chí “đánh cắp” thương hiệu của mình.
- Dù thời gian cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nhưng chủ thương hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Khi nộp đơn sớm ngày nào là quyền ưu tiên thuộc về chủ đơn ngày đó. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối cấp bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
- Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ quý khách hàng nên lựa chọn màu sắc của nhãn hiệu là đen trắng. Khi đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ được bảo hộ tất cả các gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng thương hiệu sau này.
- Nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký thương hiệu là các Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty luật Đại Nam. Vì các tổ chức này có các chuyên gia, luật sư có uy tín, kinh nghiệm, trình độ tư vấn hỗ trợ. Mặt khác, chủ đơn chỉ cần ký ủy quyền cho Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn, giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ. Từ đó, tránh sự thất lạc hồ sơ trong quá trình nộp đơn dẫn tới thương hiêu bị từ chối cấp bằng độc quyền do đơn vị tư vấn không có chức năng đại diện hợp pháp để trao đổi chính thức với cơ quan nhà nước.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh