Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nhạc chuông

by Lê Vi

Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhạc chuông với mục đích kinh doanh mà không thuộc các trường hợp không phải xin phép và trả phí theo quy định thì đều phải xin phép tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc đó. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nhạc chuông.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ
  • Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Nhạc chuông là gì?

Nhạc chuông là âm thanh được phát ra từ điện thoại để thông báo cuộc gọi đến. Ở thuở sơ khai, nhạc chuông chỉ là những giai điệu được cấu tạo từ những âm sắc giản đơn. Giờ đây, công nghệ và ngành công nghiệp âm nhạc đã phát triển vượt bậc, người dùng đã được phép thỏa sức cài đặt tùy theo sở thích âm thanh của mình.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm trò chơi điện tử

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm trò chơi điện tử

Có nên đăng ký bản quyền đối với nhạc chuông hay không?

Các chủ sở hữu NÊN đăng ký bản quyền đối với nhạc chuông, nhạc chờ. Về cơ bản, các bản nhạc này có thể được đăng ký quyền tác giả hoặc/và quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là “quyền liên quan”).

Đăng ký quyền tác giả nhạc chuông nhạc chờ

  • Trường hợp người đứng tên đăng ký là tác giả (người sáng tác ra phần giai điệu hoặc/và phần lời) thì có thể đăng ký dưới dạng quyền tác giả với tư cách chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
  • Người đăng ký cũng có thể đăng ký dưới dạng quyền tác giả với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong các trường hợp sau:
    • Người đăng ký giao hoặc ký kết hợp đồng với tác giả;
    • Người đăng ký là người thừa kế quyền tác giả;
    • Người đăng ký là người được chuyển giao quyền tác giả.
  • Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc chuông, nhạc chờ
    • Vô hạn đối với quyền nhân thân;
    • Suốt cuộc đời và 50 năm tiếp theo ngày tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng qua đời đối với quyền tài sản. Thời hạn này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Đăng ký quyền liên quan nhạc chuông

  • Nếu người đứng tên đăng ký là người đầu tư thời gian, tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm nhạc chuông, nhạc chờ thì sẽ có quyền đăng ký bản quyền với tư cách là chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm đó.
  • Thời hạn bảo hộ quyền liên quan đối với nhạc chuông, nhạc chờ
    • 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được định hình nếu bản ghi âm chưa được công bố.
    • Thời hạn này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền liên quan.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nhạc chuông

Theo pháp luật hiện hành, thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Cung cấp thông tin về đối tượng sử dụng (tác phẩm Việt Nam hay quốc tế, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng);
  • Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc.
  • Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng.
  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc.
  • Giấy uỷ quyền  ( Đối với trường hợp ủy quyền cho đơn vị đại diện đăng ký).

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nhạc chuông

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sau khi đã soạn thảo xong bộ hồ sơ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả. Hoặc hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Tiến hành nộp lệ phí theo quy định để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nhạc chuông do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488