Chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn

by Nguyễn Thị Giang

Nhãn hiệu là từ mang tính sáng tạo giúp liên tưởng, gợi mở đến các yếu tố như chất lượng sản phẩm/dịch vụ, sự tin cậy, công nghệ và ẩn chứa những thông điệp tiềm ẩn. Đặt tên một nhãn hiệu sao cho vừa ấn tượng vừa thoả mãn các yêu cầu về mặt pháp lý còn là một nghệ thuật và là quyết định quan trọng đầu tiên mà mọi cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp đều nghĩ tới trước nhất vì nó chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng, đảm bảo cho sự phát triển và hưng thịnh của cả một vận mệnh sau này.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn để bạn tham khảo.

Chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn

Chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn

Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì?

  • Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thế nào là một tên thương hiệu tốt?

Mặc dù không có một công thức nào khẳng định đây là một tên thương hiệu tốt, nhưng có những đặc điểm chung của một tên thương hiệu dễ nhớ, dễ sử dụng:

  • Có ý nghĩa: Tên thương hiệu truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn, gợi lên hình ảnh và nuôi dưỡng một kết nối cảm xúc tích cực.
  • Khác biệt: Tên thương hiệu là duy nhất, đáng nhớ và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Sự khác biệt giúp thúc đẩy nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn.
  • Dễ hiểu: Mọi người có thể dễ dàng diễn giải, nói, đánh vần hoặc Google tên thương hiệu của bạn. (Ngay cả khi bạn có một cái tên khác thường hoặc kỳ lạ, nó phải hiểu được.)
  • Có thể đăng ký bảo hộ: Tên thương hiệu phải có thể đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền (bảo hộ cả về mặt pháp lý và ý thức chung)
  • Chứng minh tương lai: Tên thương hiệu có thể phát triển cùng với công ty và duy trì mức độ liên quan — và được điều chỉnh cho các sản phẩm và phần mở rộng thương hiệu khác nhau.
  • Trực quan: Bạn có thể dịch / truyền đạt nó thông qua thiết kế, bao gồm các biểu tượng, logo, màu sắc, v.v.

Làm thế nào để chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn

Ngoài những yếu tố ngôn ngữ như dễ đọc dễ nhớ, một cái tên hay khiến khách hàng liên tưởng đến những tính năng tuyệt hảo của sản phẩm/dịch vụ và lợi ích tiềm tàng của nó. Từ đó khiến người tiêu dùng nảy sinh những cảm tình ban đầu với sản phẩm/dịch vụ, đồng thời tạo ra những liên tưởng tích cực khuyến khích họ mua hàng, dùng thử sản phẩm/dịch vụ. Những nhãn hiệu có ký tự ngắn, thu hút, dễ nhớ, dễ phát âm và không gây phản ứng trái chiều về ý nghĩa hay văn hóa đối với thị trường mục tiêu của sản phẩm hướng đến là những danh xưng hứa hẹn sẽ mang đến những thuận lợi sau này cho doanh nghiệp. Có những cái tên độc đáo đã tạo nên những thành công rực rỡ cho nhiều công ty lớn thuộc đủ mọi ngành nghề như Lexus, Xeros, Kodak, hay Sony, 3M…

Khi đặt tên nhãn hiệu cho sản phẩm, chúng ta thường có xu hướng chọn những cái tên riêng hoặc thậm chí là những danh từ chung, tính từ chung biểu đạt tính chất hoặc mô tả cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ như xinh, sạch, bền, đẹp, ưu việt, số 1… Nhưng các tên như Bút Vàng thuộc nhóm ngành hàng bút viết, Trà Xanh nhóm ngành đồ uống, Ngon Ngon nhóm ngành dịch vụ nhà hàng hay Bánh mì Nóng giòn cho nhóm sản phẩm bánh mì,…đều được xem là những nhãn hiệu mang yếu tố mô tả. Phần đa lý do của việc chọn đặt những cái tên nhãn hiệu như thế này được các doanh nghiệp lý giải: chúng sẽ là một cái tên “mạnh” vì mô tả chính xác hoặc gần giống lĩnh vực kinh doanh giúp khóa cứng các đối thủ cạnh tranh, không cho họ thâm nhập vào lãnh địa thị phần của mình. Tuy nhiên, khi chọn những cái tên có yếu tố mô tả như vậy sẽ vấp phải một rào cản vô cùng lớn khi đăng ký nhãn hiệu vì theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:

1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh”.

Như vậy theo quy định của Luật SHTT trên, những nhãn hiệu có yếu tố cấu thành (như chữ, hình ảnh,…) mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt. Do đó, những nhãn hiệu này sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu chủ đơn nộp đơn xin bảo hộ. Tuy nhiên, ngoại lệ cho những nhãn hiệu có yếu tố mô tả đó là nếu nhãn hiệu đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi thì cũng sẽ đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan. Do đó sẽ được coi là có khả năng phân biệt và có thể đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu được.

Tuy nhiên, để được áp dụng ngoại lệ trên, cá nhân/doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu phải cung cấp được bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cân nhắc các yếu tố sau dựa trên bằng chứng chứng minh của doanh nghiệp về thời gian bắt đầu sử dụng nhãn hiệu, phạm vi, mức độ sử dụng có liên tục và phổ biến trong thực tế hay không,…, có được tiến hành trong hoạt động sản xuất, thương mại, quảng cáo và tiếp thị hợp pháp hay không cũng như các bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu doanh nghiệp đó so với hàng hoá, dịch vụ liên quan của nhãn hiệu khác.

Theo Điều 39.5.b. của Thông tu 01 sửa đổi, các ngoại lệ sau được áp dựng khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu chứa dấu hiệu chữ và hình: “Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.”

Theo các chuyên gia về thương hiệu và bảo vệ quyền SHTT, nếu như cá nhân/doanh nghiệp không chắc chắn về tên nhãn hiệu mình lựa chọn thì nên tìm đến các Luật sư nhãn hiệu nhờ tư vấn việc chọn tên nhãn hiệu sao cho phù hợp với tính cách thương hiệu doanh nghiệp mình mà vẫn thỏa mãn, đáp ứng được các yêu cầu pháp lý trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Chọn tên nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của bạn do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488