Đặc điểm của hợp đồng thương mại

by Thị Thảo Đào

Hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các khía cạnh kinh doanh, thương mại, và giao dịch hàng hóa. Điều này xuất phát từ việc hợp đồng đảm bảo tính hợp pháp của mọi giao dịch và tạo ra trách nhiệm rõ ràng cho tất cả các bên liên quan đối với quyền và nghĩa vụ của họ. Ngay trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của hợp đồng thương mại.

Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Căn cứ pháp lý

  •  Luật Thương mại năm 2005

Khái niệm

Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng là gì?

Các loại hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến

*Hợp đồng mua bán hàng hóa

Là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?

*Hợp đồng dịch vụ

Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa (gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).

*Hợp đồng trong hoạt đồng đầu tư đặc thù khác

Điển hình là hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hủy bỏ hợp đồng thương mại

Nguyên tắc cơ bản

Điều 10 đến Điều 15 của Luật Thương mại năm 2005 quy định 06 nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các hoạt động thương mại cũng như khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại như sau:

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;
  • Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;
  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại bao gồm: Chủ thể; Đối tượng và Hình thức của hợp đồng.

*Chủ thể của hợp đồng

Căn cứ theo Luật Thương mại, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong những trường hợp pháp luật quy định cụ thể.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Chủ thể của hợp đồng lao động là gì ?

*Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại. Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm: chủng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì, những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm nào,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).

*Hình thức của hợp đồng

Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Ngoài ra, Luật thương mại 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

*Nội dung của hợp đồng thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau, các điều khoản này bao gồm cả quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia.

Pháp luật đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung của hợp đồng cũng phải đủ các điều khoản cơ bản và đúng với quy định pháp luật. Một số nội dung cần có trong hợp đồng thương mại như:

– Đối tượng của hợp đồng: là tài sản hiện hành hoặc tài sản được hình thành trong tương lai, các công việc được làm hoặc không được làm;

– Số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng;

– Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán;

– Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng;

– Các nội dung khác.

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận tất cả các điều khoản mà hai bên cảm thấy cần thiết hoặc có thể bổ sung thêm điều khoản mới hoặc bỏ đi. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng thì các bên có thể lập thêm phụ lục hợp đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đặc điểm của hợp đồng thương mại. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488