Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng máy tính di động

by Trần Giang

Đăng ký bản quyền tác giả là thủ tục nhằm bảo vệ quyền cho các chủ sở hữu tác phẩm, sản phẩm, phần mềm, ứng dụng … Phần mềm và ứng dụng máy tính di động cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ. Vậy thủ tục trên được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam: Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng máy tính di động.

Dang-ky-ban-quyen-tac-gia-cho-phan-mem-va-ung-dung-may-tinh-di-dong.jpg

Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng máy tính di động

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;.
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 11/2015/TT-BKHCN

Đăng ký bản quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cục bản quyền tác giả) để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Lưu ý:

– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

– Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả  về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Các loại phần mềm máy tính thông dụng

Phần mềm (Software) được hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Các tập tin này có thể bao gồm: các file mã nguồn viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, các file dữ liệu (thư viện), các file hướng dẫn. Dựa vào phương thức hoạt động Phần mềm được phân loại như sau:

– Phần mềm ứng dụng : Đây là các phần mềm sử dụng cho Văn phòng như Microsoft Office; Paint; Photoshop; các phần mềm game trò chơi điện tử….trên máy tính..

– Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung. Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Hệ điều hành di dộng iOS, Android, Windows Phone trên thiết bị di động…

– Phần mềm dịch mã (trình dịch) gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được.

– Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của Microsoft, cái này hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web (web service).

Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng máy tính di động

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ quy định:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký…”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký bản quyền cho phần mềm không phải thủ tục bắt buộc. Phần mềm này sẽ được tự động bảo hộ khi nó được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ tài sản của mình trong các tranh chấp, tác giả, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng di động.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm 

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm được thực hiện như việc đăng ký quyền tác giả cho một tác phẩm thông thường. Nên về cơ bản để đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm cần chuẩn bị những tài liệu sau:

– Bản gốc giấy uỷ quyền về việc đăng ký quyền tác giả;

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của tác giả (có công chứng);

– Bản gốc bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm và có chữ ký xác nhận của tác giả;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (tài liệu giao việc hoặc hợp đồng thuê thiết kế, tài liệu chứng minh nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);

– 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm;

– Bản in mã code tác phẩm được đóng thành quyển.

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm và ứng dụng máy tính di động. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488