Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động nhằm bảo vệ sự sáng tạo trí tuệ của những nhà phát triển ứng dụng, ngăn chặn những hành vi sao chép. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Ứng dụng di động là gì?
Ứng dụng di động (tiếng anh: Mobile App) – là các chương trình phần mềm được tạo ra dành riêng cho các thiết bị di động: smartphone, tablet…Thông qua Mobile app, người dùng có thể tiến hành nhiều công việc như: thanh toán, chuyển tiền, chat,…
Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động hay không?
Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký…”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký bản quyền tác phẩm ứng dụng di động không phải thủ tục bắt buộc. Ứng dụng này sẽ được tự động bảo hộ khi nó được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ tài sản của mình trong các tranh chấp, tác giả, chủ sở hữu ứng dụng di động nên tiến hành đăng ký bản quyền tác giả cho ứng dụng di động.
Ai là người có quyền đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các cá nhân tổ chức nước ngoài có phần mềm, ứng dụng (app) được bảo hộ bản quyền – quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra ứng dụng đó hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Trong đó:
- Tác giả đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại (Mobile App) có thể là một cá nhân hoặc một nhóm gồm các cá nhân trực tiếp sáng tạo nên sản phẩm ứng dụng đó.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân hoặc tổ chức/đơn vị nắm giữ một/một số hoặc toàn bộ quyền tài sản đối với ứng dụng (app) đăng ký. Chủ sở hữu quyền tác giả đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại (moblie app) cũng có thể chính là tác giả hoặc người được thừa kế; người được chuyển giao quyền sở hữu đối với ứng dụng đó …
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động
Khi tiến hành đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại, đăng ký bản quyền mobile app, bạn cần lưu ý chuẩn bị các thông tin, tài liệu và hồ sơ như sau:
- Thông tin tác giả ứng dụng điện thoại (app) đăng ký bản quyền. Các thông tin bao gồm: Họ tên; ngày tháng năm sinh; thông tin liên hệ (địa chỉ; số điện thoại; email). Đồng thời, trong hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân/hộ chiếu… Trường hợp có hơn 1 tác giả, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin của tất cả các tác giả.
- Thông tin chủ sở hữu quyền tác giả của ứng dụng điện thoại được đăng ký: (1) Trường hợp là cá nhân, cần chuẩn bị thông tin cá nhân và thông tin liên hệ giống của tác giả. (2) Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức/đơn vị/doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
- 02 đĩa CD chứa nội dung chứa thông tin ứng dụng đăng ký. Trên bìa ghi rõ thông tin tên ứng dụng, tác giả và thông tin chủ sở hữu quyền tác giả.
- 02 bản word chưa nội dung code đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại cần đăng ký. Phía ngoài cũng ghi rõ các thông tin tên ứng dụng; thông tin tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo quy định với đầy đủ nội dung về ứng dụng điện thoại đăng ký, thông tin hoàn thành, công bố, thông tin tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
- Bản cam đoan hoặc bản tuyên bố của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp có hai hay một nhóm tác giả/chu sở hữu quyền tác giả, hồ sơ đăng ký cần có văn bản cam kết đồng tác giả, ghi nhận sự thỏa thuận/ đồng ý của các tác giả hoặc các chủ sở hữu quyền tác giả.
- Các văn bản khác (nếu có): Quyết định giao việc; Hợp đồng lao động; Hợp đồng dịch vụ….
- Văn bản ủy quyền.
Trường hợp, hồ sơ đăng ký nộp thông qua đại diện Luật Đại Nam, các hồ sơ và tài liệu sẽ được chuyên viên phụ trách soạn thảo theo quy định dựa trên toàn bộ thông tin tác giả/chủ sở hữu/ đối tượng ứng dụng điện thoại đăng ký bản quyền.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động
Thủ tục đăng ký bản quyền Mobile App cũng giống như quy trình đăng ký quyền tác giả cho các đối tượng khác. Cụ thể như sau:
Cơ quan thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho ứng dụng điện thoại:
- Cục bản quyền tác giả.
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại
Theo quy định, hồ sơ sau 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận sẽ có kết quả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà hiện nay quy trình thẩm định có thể kéo dài so với luật định.
- Trường hợp, hồ sơ được cấp giấy chứng nhận, người nộp hồ sơ đến nộp phí cấp và nhận giấy chứng nhận.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ nhận thông báo và sửa đổi, bổ sung hoặc rút hồ sơ. Thời điểm bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ được tính lại là ngày đầu tiên nộp hồ sơ.
Các bước đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại (Mobile App) bao gồm:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản trên hệ thống dịch vụ công của Cục bản quyền – Bộ VH, TT và DL
- Bước 2: Kê khai đầy đủ thông tin người nộp hồ sơ, đối tượng đăng, tác giả và CHS quyền tác giả
- Bước 3: Tải các file tài liệu (bản scan hoặc bản chụp) lên hệ thống
- Bước 4: Nộp hồ sơ online và nhận mã tiếp nhận
- Bước 5: Nộp hồ sơ giấy và theo dõi thẩm đinh, nhận kết quả
Hình thức nộp hồ đăng ký quyền tác giả cho app
Hiện nay, hồ sơ sau khi đã kê khai online, người nộp hồ sơ cho thể nộp trực tiếp hồ sơ giấy tại Cục bản quyền tác giả hoặc chi nhánh/ các văn phòng/đơn vị đại diện. Ngoài ra, đơn vị có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ giấy qua bưu điện.
Các trường hợp cấp lại, cấp đổi hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
- Trường hợp cấp đổi/cấp lại giấy chứng nhận: tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có nhu cầu cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền ứng dụng cần nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ. Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
- Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Phí và lệ phí đăng ký bản quyền ứng dụng điện thoại
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ứng dụng di động do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh