Điều kiện cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả

by Lê Vi

Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả – một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ quyền lợi của bản thân đang dần được chú trọng hơn. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Điều kiện cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép nguồn đã biết.

Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Điều kiện cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả

Điều kiện cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả?

Điều kiện chung

Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm buộc phải đáp ứng những điều kiện bảo hộ quyền tác giả nhất định dưới đây:

  • Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép tác phẩm của người khác;
  • Cần được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm truyện, thơ thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng những thước phim,…

Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Được quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả có đầy đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
  • Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
  • Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện bảo hộ về loại hình tác phẩm

Để có đủ điều kiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm cần phải là đối tượng thuộc các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ gồm có:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

Đối tượng không đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Ngoài ra tác phẩm không thuộc những đối tượng không được đăng ký bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ gồm có:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp, văn bản hành chính và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quá trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, nguyên lý, khái niệm, số liệu.

Đăng ký quyền tác giả đem lại lợi ích gì?

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Tuy nhiên, nếu tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mà mình đã tiêu tốn chất xám để tạo ra, tác giả sẽ được đảm bảo một số quyền lợi:

  •  Đảm bảo cho tác giả chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, lạm dụng, xuyên tạc tác phẩm đó.
  •  Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với việc tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
  •  Trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (theo Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ).

Trong nhiều trường hợp, khi không đăng ký quyền tác giả, việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đang có tranh chấp.

  •  Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng để góp vốn hay định giá tài sản của công ty.

Đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, để đăng ký quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Địa chỉ cụ thể như sau:

Tên địa điểm

Địa chỉ

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả

 

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Số điện thoại: 024 3823 6908

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 028.39 308 086

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0236.3 606 967

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ trên hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp thay hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488