Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là gì?

by Lê Quỳnh

Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là thuật ngữ chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, trong phạm vi bài viết sau đây Luật Đại Nam sẽ tiến hành cung cấp bài tư vấn pháp lý về vấn đề:  Qua đó giúp quý độc giả có góc nhìn khách quan hơn và bổ sung kiến thức pháp lý cần thiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Khái quát về văn phòng đại diện

– Về khái niệm:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

– Về chức năng:

+ Văn phòng đại diện sẽ thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;

+ Văn phòng đại diện sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới

Đồng thời, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác, không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.

– Về cách đặt tên: 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. Đồng thời tên văn phòng đại diện được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.

 

Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là gì?

Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là gì?

Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là gì?

Hạch toán kế toán của văn phòng đại diện được hiểu đơn giản là việc kê khai các chi phí liên quan đến các hoạt động của văn phòng đại diện. Trong đó sẽ bao gồm các khoản thuế buộc văn phòng đại diện phải đóng theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc các chi phí liên quan khác,…

Sau đây, Luật Đại Nam sẽ hướng dẫn quý độc giả hạch toán chi phí văn phòng đại diện như sau:

– Chi phí của văn phòng đại diện có thể bao gồm:

+ Chi phí nhân viên quản lý văn phòng đại diện: là các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoán,…

+ Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý văn phòng đại diện.

+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý văn phòng đại diện.

+ Chí phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn văn phòng đại diện như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng,…

+ Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý văn phòng đại diện như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phòng,… Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động aurn lý văn phòng đại diện như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý văn phòng đại diện, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, chi phí kiểm toán….

– Các hạch toán chi phí của văn phòng đại diện:

+ Bên nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; số dự phòng phải thu nợ xấu, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).

+ Bên có: các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”.

Văn phòng đại diện có phải kê khai chi phí, hóa đơn đầu vào không?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định như sau:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương củng nơi người nộp thuế có trụ sở chỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế

Do đó, văn phòng đại diện dù được thành lập ở cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính thì kê khai hóa đơn, chi phí tại trụ sở chính.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề hạch toán kế toán của văn phòng đại diện là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488