Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc

by Lê Vi

Tác phẩm âm nhạc là kết quả sáng tác âm nhạc của một nghệ sĩ. Nghệ sỹ bằng năng khiếu, cảm xúc, kiến thức âm nhạc, trải nghiệm cuộc sống,… đã sử dụng các ký tự âm nhạc tạo thành một tác phẩm với cao độ, trường độ, tiết tấu mang nội dung mà người Nhạc sỹ muốn truyền tải. Tác phẩm âm nhạc trở thành đứa con tinh thần của Nhạc sỹ, tuy nhiên việc sao chép lại cực kỳ dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

 Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc là gì?

Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả.

Theo giải thích tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm âm nhạc theo Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Hiện nay, pháp luật chưa ghi nhận cụ thể khái niệm đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc là gì nhưng có thể hiểu đơn giản, đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc là việc tác giả hoặc chủ sở hữu bài hát tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả và được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc

Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc

Tại sao cần phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc?

Âm nhạc hiện nay là một trong những phương tiện giải trí, giúp cho con người giải tỏa căng thẳng, lo lắng, nó cũng là một cách giúp con người phát triển cảm xúc và học hỏi được nhiều điều qua những giai điệu, lời bài hát. Chính vì vậy, những tác phẩm âm nhạc, các bài hát sau khi được sáng tạo ra được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như hình ảnh, băng, đĩa, bản thu âm, bản in phần nhạc và phần lời của tác phẩm âm nhạc,… thì tác giả bài hát/tác phẩm âm nhạc nên đăng ký bản quyền tác giả để tránh các trường hợp sao chép, sử dụng không được phép hoặc bị cá nhân/tổ chức khác đăng ký bản quyền trước, dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền lợi chính tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc sẽ đem lại những lợi ích sau cho chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả:

  •  Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền tác giả;
  •  Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ sở pháp lý đầu tiên để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh đến tác phẩm âm nhạc;
  •  Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền yêu cầu các cá nhân/tổ chức chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, hoặc yêu cầu các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một cơ sở để các chủ thể khác biết được tác phẩm âm nhạc, bài hát đó của ai, để từ đó, đưa ra những quyết định chính xác về việc nhận chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc theo đúng quy định của pháp luật;
  •  Đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc là một hình thức để tác phẩm âm nhạc chính thức được công chúng biết đến thông qua các quyền về tài sản của tác giả/chủ sở hữu tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành áp dụng thống nhất cả nước;
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc;
  • Quyết định giao nhiệm vụ hoặc Hợp đồng thuê sáng tác bài hát, tác phẩm âm nhạc đối với trường hợp công ty giao cho nhân viên sáng tác hoặc thuê người khác sáng tác bài hát, tác phẩm âm nhạc;
  • Nếu chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân cần cung cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc;
  • Nếu chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản in tác phẩm trên giấy bao gồm cả phần lời và phần nhạc;
  • Cam kết của tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc về việc tự mình sáng tác ra bài hát, tác phẩm âm nhạc.

Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc thế nào?

Căn cứ Chương IV Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc được thực hiện như sau:

Bước 1: Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ.

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện theo các địa chỉ sau:

Nơi nộp

Địa chỉ

Cục Bản quyền tác giả Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phồ Hồ Chí Minh 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ.

Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.

Bước 3: Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ).

– Phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Thông tư 211/2016/TT-BTC).

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc của Luật Đại Nam

  •  Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc
  •  Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết
  •  Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc
  •  Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả
  • Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
  •  Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục bản quyền có yêu cầu đặc biệt khác.
  •  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền và bàn giao cho khách hàng

Tại sao bạn chọn Luật Đại Nam làm đại điện đăng ký cho tác phẩm âm nhạc

Luật Đại Nam là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ với gần 15 năm kinh nghiệm, Luật Đại Nam đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, trong đó có bảo hộ bản quyền cho tác phẩm âm nhạc.

Các thành tựu của Luật Đại Nam đã được các tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng trong đó có Legal 500, xếp hạng Luật Đại Nam là một tổ chức sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam từ năm 2012 đến nay.

Bên cạnh đó, Luật Đại Nam có một đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng không chỉ khi thực hiện hợp đồng mà còn dịch vụ hậu mãi, sau khi kết thúc hợp đồng.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488