Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023

by Nguyễn Thị Giang

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được siết chặt và mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các tài sản trí tuệ có giá trị. Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu để khai thác các lợi thế độc quyền và tránh những hệ lụy tiêu cực như tranh chấp, chiếm đoạt, sử dụng trái phép nhãn hiệu. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023 để bạn tham khảo.

Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023

Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023

Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo đó, nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ  đối với các tổ chức khác.

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một dòng sản phẩm. Ví dụ, đối với sản phẩm xe máy có các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, … Để phân biệt các dòng sản phẩm đó, người ta cần dùng đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm. Nhằm để phân biệt với các sản phẩm còn lại, người ta gọi đó là nhãn hiệu.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Đối với nhãn hiệu thông thường như nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; nhãn hiệu cho sản phẩm được tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất thì cá nhân, tổ chức có sản phẩm có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể thì tổ chức – đại diện hợp pháp cho tập thể các thành viên của mình có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đối với nhãn hiệu chứng nhận thì tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, tùy vào từng loại nhãn hiệu khác nhau mà chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng được pháp luật quy định khác nhau tương ứng.

Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023

Độc quyền sử dụng nhãn hiệu

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức, cá nhân. Gọi chung là chủ sở hữu nhãn hiệu) có quyền đăng ký nhãn hiệu. Và dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Còn được gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn được bảo hộ. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định. Hay nói cách khác, chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình.

Thông thường, văn bằng bảo hộ có thời hạn là 05 năm. Và trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên chủ sở hữu hoàn toàn có thể thực hiện việc gia hạn thời hạn. Và mở rộng phạm vi bảo hộ ra các nước khác theo quy định của pháp luật.

Nâng tầm giá trị và uy tín của  sản phẩm/ dịch vụ

Với sức cạnh tranh khốc liệt giữa hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Giả sử bạn đặt mình vào vị trí khách hàng. Bạn sẽ lựa chọn sản phẩm đã được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hơn. Hay một sản phẩm chưa được nhà nước bảo hộ. Xét trên phương diện, cả hai sản phẩm đều cùng chức năng và giá trị. Tôi dám chắc đa số các bạn sẽ chọn sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này góp phần củng cố sản phẩm của bạn trên thị trường. Nhằm tăng sức cạnh tranh và ghi điểm trong mắt người tiêu dùng.

Đăng ký bảo hộ giúp bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi bị xâm phạm

Khi đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng, bạn sẽ được nhà nước bảo hộ. Do đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi xâm phạm. Hoặc gây tổn hại đến nhãn hiệu của bạn đều sẽ bị ngăn chặn. Hành vi xâm phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức và khía cạnh như sao chép, sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đặc biệt là đối với nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp văn bằng …

Hiện nay theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp cho chủ đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Do đó, chủ sở hữu có thể sẽ bị từ chối đơn nếu có cá nhân, tổ chức nào đó nộp đơn bảo hộ trước theo nguyên tắc ưu tiên của luật.

Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và sức lực. Nếu doanh nghiệp không thực hiện bảo hộ nhãn hiệu của mình, sẽ có nhiều đối tượng lợi dụng để tung ra các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vì không nắm rõ được quyền lợi của mình, nên đợi đến lúc “MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG” thì mọi việc đã quá muộn màng. Cho nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu, khi mới phát triển sản phẩm, dịch vụ là rất cần thiết và quan trọng.

Giảm nguy cơ bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép

Từ những nhận định nêu trên, đặt trường hợp nhãn hiệu đã được một chủ đơn khác đăng ký bảo hộ nhưng bạn vẫn đang sử dụng nhãn hiệu của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang sử dụng trái pháp nhãn hiệu của người khác. Việc sử dụng nhãn hiệu một cách trái phép dễ dẫn đến tình trạng bị kiện vì xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để theo đuổi vụ kiện cũng như đối diện với nguy cơ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại với giá trị không thể lường trước được nếu thua kiện.

khi bị vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu thì phải làm thế nào

Quyền tự bảo vệ:

  • Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm mục đích ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại.
  • Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các luật liên quan.
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề CNhững lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023 do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488