Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều rất quan trọng vì nhãn hiệu được coi là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ thế, nó còn là công cụ truyền thông giúp khách hàng nhận biết hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Thực tế hiện nay mỗi doanh nghiệp đều có ít nhất một nhãn hiệu và thậm chí có doanh nghiệp còn sở hữu hàng trăm nhãn hiệu. Nếu doanh nghiệp không chú ý đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của mình thì rất dễ bị đối thủ cạnh tranh trên thị trường sử dụng nhãn hiệu với mục đích không tốt đẹp. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Những rủi ro pháp lý khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ
Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu. Tránh bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.
Để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp. Người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm, mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “đánh cắp” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu: Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép: Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh: Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình
Không hoạt động kinh doanh có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ theo hướng dẫn tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì thuộc về các đối tượng sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ đó; do đó, nếu một người không kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ là đối tượng có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì không được đăng ký bảo hộ cùng một nhãn hiệu, không có quyền đối với chủ sở hữu: là được hưởng và sử dụng độc quyền nhãn hiệu, trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, yêu cầu bất kỳ người nào xâm phạm quyền này phải chấm dứt hành vi xâm phạm yêu cầu bồi thường hoặc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu đó.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Những rủi ro pháp lý khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: