Phụ lục điều chỉnh giá trị hợp đồng

by Lê Hưng

Trong quá trình ký kết hợp đồng đôi khi sẽ không tránh khỏi việc bổ sung, thay đổi hoặc sửa chữa nội dung hợp đồng, đặc biệt là về giá trị hợp đồng. Qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam cung cấp tới quý bạn đọc thông tin liên quan đến phụ lục điều chỉnh giá trị hợp đồng.

Phụ lục điều chỉnh giá trị hợp đồng

Phụ lục điều chỉnh giá trị hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2012
  • Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm phụ lục hợp đồng

Theo quy định tại Điều 403, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng có thể đi kèm phụ phục để quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. 

Bên cạnh đó, Điều 24, Bộ luật lao động 2012 quy định, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động, có hiệu lực pháp lý như hợp đồng lao động. Như vậy, hiểu đơn giản, phụ lục hợp đồng là văn bản đi kèm, là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. 

Theo quy định, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp các bên chấp nhận điều khoản trong phụ lục trái với nội dung của hợp đồng thì coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi. 

Tóm lại, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục. Phụ lục hợp đồng chỉ có trong 02 trường hợp dưới đây:

  • Quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung trong hợp đồng. 
  • Phụ lục nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng (thường được lập sai khi hợp đồng đã được ký, nhằm thay đổi một số nội dung trong hợp đồng). 

>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng lao động là gì?

Phụ lục hợp đồng được ký bao nhiêu lần?

Hiện nay, Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về số lần ký tối đa của phụ lục hợp đồng. Do đó, khi các bên đã đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, các bên đều có thể lập phụ lục hợp đồng. 

Lưu ý: 

Phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng. Các điều khoản trong phụ lục trái với nội dung trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý trừ khi có thỏa thuận giữa 02 bên.

Riêng với hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định: 

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi 01 lần duy nhất bằng phụ lục hợp đồng lao động, không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, ngoại trừ việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và cán bộ công đoàn không chuyên trách. 

Như vậy, ngoại trừ hợp đồng lao động sửa đổi thời hạn hợp đồng, tất cả các loại hợp đồng khác sẽ không bị giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng. 

Phân biệt phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ

Khái niệm

Tiêu chí Hợp đồng phụ Phụ lục hợp đồng
Khái niệm Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng. Trong khi đó, phụ lục hợp đồng chỉ là 01 phần của hợp đồng.  Phụ luc hợp đồng đi kèm hợp đồng để bổ sung chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, phụ lục hợp đồng chỉ có ý nghĩa khi gắn với 01 hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời, phụ lục hợp đồng không có giá trị. Ngược lại, hợp đồng phụ bản chất là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể ngay cả khi nó đứng độc lập. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục gia hạn hợp đồng bằng tiếng anh

Căn cứ phát sinh

Tiêu chí Hợp đồng phụ Phụ lục hợp đồng
Căn cứ phát sinh:  Hợp đồng phụ có căn cứ phát sinh từ hợp đồng gốc và phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng gốc. Phụ lục hợp đồng phát sinh từ 01 hoặc 01 số điều khoản trong hợp đồng.

Nội dung

Tiêu chí Hợp đồng phụ Phụ lục hợp đồng
Nội dung Là nội dung của hợp đồng, được ghi nhận tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, nội dung bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp… Phụ lục hợp đồng nhằm giải thích cho một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận điều khoản trong phụ lục trái với hợp đồng thì mặc định là điều khoản trong hợp đồng đã bị sửa đổi. 

Hiệu lực

Tiêu chí Hợp đồng phụ Phụ lục hợp đồng
Hiệu lực Có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 407, Bộ luật dân sự 2015, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Có hiệu lực như hợp đồng, phụ thuộc vào hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng bị chấm dứt hoặc vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng không còn hiệu lực. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng mua bán

Một số lưu ý khi ký phụ lục hợp đồng

Khi thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nội dung trong phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với hợp đồng thì điều khoản này bị vô hiệu.
  • Thẩm quyền ký phụ lục hợp đồng phải tương đương với thẩm quyền ký hợp đồng
  • Hình thức thể hiện phụ lục hợp đồng tương ứng với hình thức của hợp đồng
  • Phụ lục hợp đồng cần ghi rõ thời điểm có hiệu lực
  • Cần đánh số thứ tự tăng dần theo thời gian ký cho phụ lục hợp đồng nếu hợp đồng có nhiều phụ lục
  • Phụ lục hợp đồng lao động chỉ được phép sửa đổi 1 lần còn các loại phụ lục hợp đồng khác pháp luật không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết

Mẫu phụ lục điều chỉnh giá trị hợp đồng

>>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Phạt chậm tiến độ hợp đồng xây dựng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488