Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Nắm rõ các quy định của pháp luật là điều mà bất cứ nhà đầu tư, doanh nghiệp nào cũng cần phải biết. Ngoài các kiến thức về kinh tế tài chính, kế toán, thị trường thì kiến thức pháp luật là căn cứ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững trên khuôn khổ quy định của pháp luật.  Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam qua bài viết sau:

Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động đầu tư của cá nhân, tổ chức kinh tế có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và hệ thống các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành bao gồm Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành và một số văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu sẽ bị điều chỉnh bởi hệ thống điều ước quốc tế và Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn. Do đó, trong khuôn khổ nội dung bài viết này, Luật Minh Anh xin chia sẻ với bạn đọc nội dung quy định của pháp luật đầu tư về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư sẽ được hưởng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Đối tượng và hình thức được hưởng ưu đãi đầu tư

  • Những dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư, thực hiện tại địa bàn ưu đãi đầu tư, dự án có quy mô vốn 6000 tỷ trở lên, thực hiện giải ngân vốn tối thiểu 6000 tỷ trong thời hạn 3 năm, dự án thực hiện ở vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo hình thức miễn giảm thuế, được hưởng thuế suất ưu đãi khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất.

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư được quy định cụ thể tại điều 16 Luật đầu tư 2014. Đánh giá chung những dự án đầu tư vào lĩnh vực văn hóa giáo dục, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, nghiên cứu phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao,… sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư. Địa bàn ưu đãi đầu tư sẽ là những nơi còn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính Phủ, khu kinh tế tập trung như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…

Đối tượng và hình thức hỗ trợ đầu tư

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội sẽ được nhà nước hỗ trợ đầu tư theo một trong các hình thức sau:

  • Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;
  • Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
  • Hỗ trợ tín dụng; Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị; Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
  • Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
  • Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn được Nhà nước Việt Nam đảm bảo đầu tư về việc sử dụng nguồn vốn, tài sản đầu tư, được chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam về nước, đảm bảo tài sản đầu tư khi có thay đổi về chính sách pháp luật. Nhà đầu tư có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Để có thể đến Việt Nam đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư.

Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Tùy thuộc vào loại hình dự án đầu tư, hình thức đầu tư sẽ quyết định nhà đầu tư có cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hay không.

Đối với các dự án đầu tư do người nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên thực hiện bắt buộc phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1, điều 36 Luật đầu tư 2014).

Đối với các dự án đầu tư do người nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên thực hiện bắt buộc phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1, điều 36 Luật đầu tư 2014).

Các dự án còn lại không thuộc một trong hai trường hợp trên, nhà đầu tư không cần tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư mà chỉ cần khai báo với cơ quan đăng ký đầu tư.

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (điều 30, Luật đầu tư 2014), Thủ tướng Chính phủ (điều 31), Quốc hội (điều 32).

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư tương ứng với từng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại điều 33, 34, 35 Luật đầu tư 2014.

Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ dự án gồm các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật đầu tư 2014 đến cơ quan đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ cần có hồ sơ dự án và Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, nhà đầu tư cần gửi hồ sơ gồm có hồ sơ dự án; Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền được quy định cụ thể tại điều 38 Luật đầu tư 2014. Hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự sử dụng công nghệ bị hạn chế chuyển giao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với dự án thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488