Quyền nhân thân của tác giả

by Hồng Hà Nguyễn

Quyền nhân thân của tác giả được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quyền nhân thân của tác giả

Quyền nhân thân của tác giả

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền nhân thân là gì?

Quyền nhân thân là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả trong trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó chết.

Quy định của pháp luật về quyền nhân thân

Quyền nhân thân mang yếu tổ tinh thần, phi vật chất, gồm:

Quyền đặt tên cho tác phẩm

Tên tác phẩm không được bảo hộ độc quyền. Quyền tác giả không bảo hộ về nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức nên được đặt trùng tên.

Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Lưu ý, những tác phẩm không được đặt tên vẫn được bảo hộ.

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

Được tên thật, bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Khi người khác sử dụng phải nêu tên tác giả nhằm cá biệt hóa tác phẩm

Mục đích của quyền này để tác giả được hưởng các quyền mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm

Công bố là là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

Lưu ý, Trường hợp người nước ngoài không hoặc chưa công bố tác phẩm lần đầu tiên tại Việt Nam vẫn được bảo hộ theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. ( Khoản 2 Điều 13 Luật SHTT)

>> Xem thêm: Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Ngoại lệ: Trích dẫn hợp lý tác phẩm với mục đích giảng dạy trong nhà trường, phục vụ việc đưa tin tức; làm tác phẩm phái sinh.

Quyền nhân thân của tác giả có được bảo hộ không?

Tại Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005, có quy định:

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

=> Như vậy, theo quy định trên thì quyền nhân thân thuộc quyền tác giả chỉ được bảo hộ vô thời hạn chỉ đối với các quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Còn quyền công bố tác phẩm không được bảo hộ vô thời hạn.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488