Tại sao nên đăng ký quyền tác giả

by Nguyễn Thị Giang

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học được sáng tạo ra phải tốn rất nhiều tâm huyết, công sức của tác giả. Vì vậy, kể từ khi tác phẩm ra đời thì nó được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ này có tác dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo của con người, tạo động lực cho sự ra đời của các tác phẩm, công trình nghiên cứu có giá trị, phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Nếu như tác phẩm đã được bảo hộ về quyền tác giả thì tại sao pháp luật hiện hành vẫn quy định về đăng ký quyền tác giả và các tác giả cũng thường được khuyên nên đăng ký quyền tác giả đối tác phẩm của mình? Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Tại sao nên đăng ký quyền tác giả để bạn tham khảo.

Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả là gì ?

Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học được tạo ra là sự kết tinh biết bao công sức, tâm huyết của tác giả. Vì để trân trọng cũng như tôn vinh sự làm việc, sáng tạo hăng say, hết mình của tác giả thì pháp luật trao cho tác giả quyền tác giả. Cụ thể thì Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”. Và quyền tác giả này sẽ phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tại sao nên đăng ký quyền tác giả

Tại sao nên đăng ký quyền tác giả

Các loại hình thác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Các loại hình thác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết; hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Tại sao nên đăng ký quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Các lý do mà cá nhân, tổ chức nên đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm

Như đã nói thì quyền tác giả sẽ phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tác phẩm được thể hiện dưới một dạng vật chất cụ thể nên việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.  Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Cụ thể thì khi có tranh chấp xảy ra, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Đồng nghĩa với việc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.

Vì vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được xem là bằng chứng  tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả. Ngược lại, nếu như cá nhân, tổ chức không đăng ký quyền tác giả, khi xảy ra tranh chấp thì cá nhân, tổ chức phải tự mình chứng minh chính mình là tác giả của tác phẩm và phải thu thập các tài liệu để chứng minh điều này và nhiều khi việc chứng minh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

sau khi việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm hoàn tất thì quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan và sẽ được nhiều người biết đến, hạn chế việc các cá nhân, tổ chức khác xâm hại đến quyền tác giả của bạn đối với tác phẩm. Đồng thời khi có tác phẩm giống, hoặc gần giống với tác phẩm của bạn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả thì đơn đăng ký của tác phẩm đó cũng sẽ bị bác bỏ.

khi có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì có thể chứng minh quyền sở hữu của bạn đối với tác phẩm nên bạn có dễ dàng chuyển nhượng quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức khác, hoặc có thể dùng để định giá tài sản góp vốn vào công ty.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tại sao nên đăng ký quyền tác giả của bạn do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488