Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

by Lê Vi

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng xã hội online như Facebook, Zalo, báo Vietnamnet.com, báo Dân trí…, các bản tin, vụ việc về việc xâm phạm bản quyền thường được đưa tin với chiều hướng ngày càng gia tăng. Việc vi phạm bản quyền tác phẩm, vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm trí tuệ không chỉ xảy ra trong lĩnh vực văn học, âm nhạc mà còn xảy ra ở cả lĩnh vực truyền hình, sân khấu điện ảnh, hài kịch. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Tác phẩm hài kịch là gì?

Hài kịch theo nghĩa phổ biến, là các hình thức trình diễn hài hước dùng để giải trí, đặc biệt là trên truyền hình, phim và diễn hài. Các thể loại hài kịch thường chứa yếu tố bất ngờ, châm biếm, đả kích, nhằm để phê phán xã hội hay đơn giản hơn là để gây cười.

Tác phẩm hài kịch là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn. Bởi vì tác phẩm sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính các diễn viên hài trong tác phẩm để làm phương tiện trình diễn trước công chúng. Theo Khoản 1 Điêu 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn là tác phẩm sân khấu. Vậy, tác phẩm hài kịch là một loại hình của tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền (Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

Tác phẩm hài kịch có phải là đối tượng được bảo hộ?

Trước khi thực hiện cách đăng ký bản quyền cho tác phẩm sân khấu, bạn cần biết loại hình này có được bảo hộ quyền tác giả hay không. Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

“1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”

Không thuộc các đối tượng này, tác phẩm hài kịch là một trong những đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Hình thức thể hiện đối với tác phẩm này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.”. Tác phẩm hài kịch được sáng tạo bởi tác giả tại khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ:

“1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.”

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

Để đăng ký bản quyền cho tác phẩm tác phẩm hài kịch thì cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả (có mẫu) đã được điền đầy đủ thông tin theo quy định.
  • 02 bản sao tác phẩm cần đăng ký bản quyền
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền từ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  •  Giấy cam đoan hoặc văn bản đồng ý về việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm tác phẩm hài kịch của các đồng tác giả (nếu có đồng tác giả), của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người).
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn là người được hưởng dụng quyền tác giả đối với tác phẩm truyền hình, sân khấu này từ người khác.
  • Giấy tờ tùy thân của người nộp đơn và các tác giả.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch

Người nộp đơn, ở đây có thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc người được tác giả ủy quyền sẽ nộp đơn lên Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cục Bản quyền tác giả sẽ có văn bản trả lời trong thời gian 15 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ từ người nộp đơn.

Trường hợp đồng ý đối với nội dung đăng ký bản quyền trong hồ sơ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp không đồng ý thì người nộp đơn cũng nhận được câu trả lời bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, đăng ký bản quyền (hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả) cho tác phẩm hài kịch hiện nay là việc mà nhiều tác giả, nghệ sĩ sáng tác hay chủ sở hữu quyền tác giả lựa chọn và chú trọng. Bởi họ hiểu rằng, khi tác phẩm của họ sau khi được đăng ký theo đúng thủ tục thì sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, tránh được việc tranh chấp hay xâm phạm bản quyền đối với tác phẩm – thành quả của sự sáng tạo của họ hoặc do họ sở hữu.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch của Luật Đại Nam

  •  Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký tác phẩm hài kịch
  •  Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết
  •  Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tác phẩm hài kịch
  •  Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả
  • Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
  •  Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục bản quyền có yêu cầu đặc biệt khác.
  •  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền và bàn giao cho khách hàng

Tại sao bạn chọn Luật Đại Nam làm đại điện đăng ký cho tác phẩm hài kịch

Luật Đại Nam là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ với gần 15 năm kinh nghiệm, Luật Đại Nam đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, trong đó có bảo hộ bản quyền cho tác phẩm hài kịch.

Các thành tựu của Luật Đại Nam đã được các tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng trong đó có Legal 500, xếp hạng Luật Đại Nam là một tổ chức sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam từ năm 2012 đến nay.

Bên cạnh đó, Luật Đại Nam có một đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng không chỉ khi thực hiện hợp đồng mà còn dịch vụ hậu mãi, sau khi kết thúc hợp đồng.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hài kịch do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488