Đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa là thủ tục được rất nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn thực hiện để có thể bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm này. Các tác phẩm đồ họa hiện đã và đang là những tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Thiết kế đồ họa là hoạt động sáng tạo, thông qua công cụ công nghệ để tạo ra những tác phẩm mỹ thuật, hội họa,… thiên về xu hướng nghệ thuật và có thể được áp dụng rộng rãi. Tác phẩm được sáng tạo từ thiết kế đồ họa sẽ được đăng ký bản quyền tác giả thiết kế tùy thuộc vào hình thức thể hiện của mình. Thông thường, thiết kế đồ họa được thể hiện dưới hai loại tác phẩm chủ yếu bao gồm:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm mỹ thuật là: “tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”
Tác phẩm tạo hình
Tác phẩm tạo hình cũng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là: “tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.”
Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa?
Quyền tác giả cho thiết kế đồ họa sẽ tự động sinh ra khi tác phẩm được công bố mà không cần phải làm các thủ tục bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật cho phép và khuyến khích các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình.
Đăng ký quyền tác giả cho thiết kế đồ họa được coi là giải pháp thường được áp dụng nhiều và phổ biến để bảo vệ cho sự sáng tạo, công sức, tâm huyết và thời gian của tác giả, chủ sở hữu. Bởi những quyền mà tự nó sinh ra là không đủ có thể bảo vệ trọn vẹn các quyền đối với tác phẩm.
- Những lợi ích của việc đăng ký bản quyền tác giả:
- Khẳng định quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình;
- Chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm;
- Giúp tác phẩm được toàn vẹn, tránh các cá nhân, tổ chức sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của mình đã được bảo hộ;
- Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả:
- Có toàn quyền phân phối, nhập khẩu, cho thuê tác phẩm
- Được trả tiền thù lao khi có người khác khai thác và sử dụng tác phẩm
- Người khác muốn sử dụng thì phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu.
- Tránh những trường hợp bị sao chép hay bị lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác.
- Văn bằng bảo hộ sẽ là bằng chứng thép để chứng mình quyền của mình đối với tác phẩm đó khi có tranh chấp hoặc vi phạm xảy ra;
- Để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức sáng tạo, nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo;
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa
Bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền thiết kế đồ họa tương tự như mọi đối tượng được bảo hộ quyền tác giả khác. Thành phần hồ sơ cũng được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- 01 Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT;
- 02 Bản sao tác phẩm cần bảo hộ;
- Giấy uỷ quyền nếu có ủy quyền cho người khác nộp đơn;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục Bản quyền tác giả.
*Lưu ý: Tất cả các văn bản, tài liệu, giấy ủy quyền phải được làm bằng tiếng Việt; nếu là tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt có dấu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả theo bộ hồ sơ ở trên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả sẽ cử chuyên viên thẩm định tính hợp lệ của đơn.
- Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.
*Lưu ý: Giấy chứng nhận đã cấp vẫn có thể bị thu hồi nếu phát hiện ra sai phạm hoặc phát hiện ra bạn không phải chủ sở hữu.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và nhận Giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả.
Thời gian để tác phẩm đăng ký được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho thiết kế đồ họa
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả như sau:
- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh:75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh và các tác phẩm không thuộc loại hình trên là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ là 50 năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế đồ họa do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh