Phí và chi phí liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả

by Lê Vi

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là khoản phí mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải nộp cho cơ quan đăng ký khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau thì mức phí sẽ khác nhau. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Phí và chi phí liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả?

Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi/bổ sung năm 2022) quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

Điều 8: Tác giả

1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:

a. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

b. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

c. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

d. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

Ví dụ: 1 bài hát có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính hay còn gọi là đăng ký bản quyền phần mềm

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

Phí và chi phí liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả

Phí và chi phí liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả

Lợi ích từ việc đăng ký bản quyền tác giả?

Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:

– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;

– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;

– Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;

Từ những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng và cần thiết đối với 1 tác phẩm.

Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả năm 2023

Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả năm 2023 sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Phân loại đối tượng sẽ được bảo hộ dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả

Ví dụ: Phần mềm máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi lựa chọn được đối tượng đăng ký, chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. hồ sơ sẽ bao gồm:

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm;

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;

+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;

+ 02 bản in tác phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: bài hát sẽ có 02 bản in, kịch bản sẽ có 02 bản in trên giấy A4

+ Tài liệu khác (tùy từng trường hợp khác nhau)

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tới cơ quan đăng ký

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho đến khi ra quyết định cuối cùng

Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu sẽ theo dõi hồ sơ và kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối)

Chi phí đăng ký quyền tác giả như thế nào?

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký. Có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả.

Cụ thể:

Lệ phí là 100.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.

Lệ phí là 300.000 VNĐ . Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

Lệ phí là 400.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm tạo hình;
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Lệ phí là 500.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

Lệ phí là 600.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

Chi phí Đăng ký quyền liên quan

– Cuộc biểu diễn được định hình trên:

     + Bản ghi âm: 200.000 VND

     + Bản ghi hình: 300.000 VND

     + Chương trình phát sóng: 500.000 VND

– Bản ghi âm: 200.000 VND

– Bản ghi hình: 300.000 VND

– Chương trình phát sóng: 500.000 VND

Lưu ý: Ngoài chi phí nhà nước nêu trên, trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng dịch vụ tư vấn và nộp đơn đăng ký bản quyền của Luật Minh Khuê, khách hàng sẽ phải trả thêm chi phí dịch vụ

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Phí và chi phí liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488