Đăng ký bản quyền cho tác phẩm nghệ thuật là một cách tối ưu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Giống như bất kỳ mọi hiện vật có thể được đăng ký bản quyền, tác phẩm nghệ thuật được bảo vệ bởi bản quyền khi tác phẩm ở dạng hữu hình (chẳng hạn như một bức tranh, điêu khắc hoặc đồ thủ công). Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy trình đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nghệ thuật
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Tác phẩm nghệ thuật cần đáp ứng điều kiện gì khi đăng ký bản quyền tác giả?
Tác phẩm nghệ thuật có bản quyền đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tính nguyên bản: Tác phẩm là sáng tác của bạn và thể hiện một lượng sáng tạo tối thiểu.
- Tính hữu hình: Không thể đơn thuần là một ý tưởng, tác phẩm phải được thể hiện trên một chất liệu nhất định: toan, giấy, phương tiện kỹ thuật số.
- Tác phẩm không cần phải có thành tích mới được bảo hộ quyền tác giả.
- Nếu tác phẩm có tính ứng dụng, các yếu tố nghệ thuật có thể được bảo vệ bản quyền, nhưng các khía cạnh công năng thì không. Ví dụ: nếu bạn thiết kế một chiếc đèn đặt ở dưới là một tác phẩm điêu khắc, tác phẩm điêu khắc có thể được đăng ký bản quyền, nhưng các khía cạnh sử dụng của chiếc đèn thì không.
- Nếu bạn mua một tác phẩm, bạn có quyền sở hữu tác phẩm, nhưng bạn không có bản quyền của tác phẩm trừ khi nghệ sĩ đã chuyển nhượng bản quyền cho bạn.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 27 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ
- Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn;
- Tác phẩm nghệ thuật có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Thời hạn bảo hộ quy định trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Các loại tác phẩm nghệ thuật có thể được đăng ký bản quyền
Nhiều loại tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
- Tác phẩm được in lên vải hoặc quần áo
- Đề can và nhãn dán
- Phim hoạt hình và truyện tranh
- Ảnh ghép
- Bản vẽ, tranh vẽ và tranh tường
- Thiệp, bưu thiếp và vật dụng văn phòng phẩm
- Thiết kế trang sức
- Các mẫu và bộ dụng cụ để may, đan, móc và may vá
- Bản in và áp phích gốc
- Điêu khắc
Tại sao bạn nên đăng ký bản quyền của mình?
Bạn không nhất thiết phải đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký có một số lợi ích quan trọng:
- Thiết lập một bộ hồ sơ về quyền sở hữu bản quyền của bạn.
- Bạn phải đăng ký trước khi kiện tụng trong trường hợp tác phẩm bị vi phạm bản quyền.
- Nếu bạn đăng ký bản quyền trong vòng ba tháng sau khi công bố hoặc trước khi xảy ra vi phạm, bạn có quyền được bồi thường thiệt hại và phí pháp lý theo luật trong một vụ kiện vi phạm bản quyền, mà không cần chứng minh giá trị tổn thất của bạn hoặc lợi nhuận của người vi phạm.
- Các tác phẩm đã đăng ký bản quyền còn nhận được sự bảo vệ của cơ quan hải quan trong trường hợp các bản sao vi phạm bị xuất khẩu ra nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nghệ thuật
Căn cứ Khoản 2 Điều 50 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin trong đơn);
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do người được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu như bản sao tác phẩm, giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, văn bản đồng ý của các đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nghệ thuật
Người nộp đơn, ở đây có thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc người được tác giả ủy quyền sẽ nộp đơn lên Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Cục Bản quyền tác giả sẽ có văn bản trả lời trong thời gian 15 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ từ người nộp đơn.
Trường hợp đồng ý đối với nội dung đăng ký bản quyền trong hồ sơ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm nghệ thuật cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp không đồng ý thì người nộp đơn cũng nhận được câu trả lời bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đăng ký bản quyền (hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả) cho tác phẩm nghệ thuật hiện nay là việc mà nhiều tác giả, nghệ sĩ sáng tác hay chủ sở hữu quyền tác giả lựa chọn và chú trọng. Bởi họ hiểu rằng, khi tác phẩm của họ sau khi được đăng ký theo đúng thủ tục thì sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, tránh được việc tranh chấp hay xâm phạm bản quyền đối với tác phẩm – thành quả của sự sáng tạo của họ hoặc do họ sở hữu.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm nghệ thuật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh